Văn Bản Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/10/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/24/58-2010-TT-BNNPTNT.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT - Quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

    Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ NÔNG NGHIỆP

    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    -------------

    Số: 58/2010/TT-BNNPTNT
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -----------------------

    Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ

    Quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

    ----------------------- 
    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
    Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;
    Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ–CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ Kiểm dịch thực vật, Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
    Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa như sau:
    Chương I<br type="_moz">
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
    1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa;
    2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
    Điều 2. Chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh
    Việc hỗ trợ phòng, trừ dịch bệnh được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa; Văn bản số 1486/TTg-KTN ngày 09/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa, Văn bản số 291/TTg-KTN ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa trên phạm vi cả nước.
    Điều 3. Điều kiện, thẩm quyền công bố dịch và bãi bỏ công bố dịch
    1. Điều kiện công bố dịch
    a) Bệnh xảy ra ở địa phương, có nguy cơ lây lan nhanh về quy mô và mức độ, có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất;
    b) Có báo cáo về tình hình dịch hại của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra dịch hại;
    c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật ở địa phương.
    2. Thẩm quyền công bố dịch
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố dịch tại địa phương khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Bãi bỏ công bố dịch
    Sau thời gian công bố dịch, nếu dịch hại không còn khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quyết định hết dịch trên theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật ở địa phương.
    Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi công bố dịch
    1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    a) Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch;
    b) Chỉ đạo ngành nông nghiệp, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp chống dịch;
    c) Tổ chức phòng trừ dịch hại.
    2. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo chống dịch
    a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch khống chế, dập tắt dịch hại;
    b) Huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp chống dịch;
    c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch theo quy định.
    3. Cơ quan bảo vệ thực vật địa phương đề xuất các biện pháp dập tắt dịch không để lây lan và có kế hoạch phòng chống dịch tái phát.
    4. Tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch hại phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch theo hướng dẫn tại Thông tư này và của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật địa phương.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...