Văn Bản Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 1/8/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang11/29/33-2011-TT-BTNMT.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất

    Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
    THÔNG TƯ

    Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất

    _________________
     
    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
    Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;
    Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
    Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;
    Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,


    QUY ĐỊNH:

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:
    1. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương; các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương;
    2. Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.
    Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn
    1. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Chương II của Thông tư này;
    2. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích quy định tại Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới.
     
    Chương II

    QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT

    Điều 4. Mục tiêu quan trắc
    Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường đất là:
    1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất;
    2. Xác định xu thế, diễn biến, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đất;
    3. Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy hoạch, sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường);
    4. Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương.
    Điều 5. Thiết kế chương trình quan trắc
    Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản. Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường đất cụ thể như sau:
    1. Kiểu quan trắc
    Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
    2. Địa điểm và vị trí quan trắc
    a) Để xác định chính xác các địa điểm và vị trí quan trắc, phải tiến hành khảo sát hiện trường trước đó;
    b) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mục tiêu chung và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc;
    c) Quy mô của vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mật độ lấy mẫu theo không gian, thời gian và tùy theo từng loại đất. Các vị trí quan trắc thường ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên;
    d) Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất ) và phải đảm bảo tính dài hạn của vị trí quan trắc;
    đ) Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp (chất thải công nghiệp, thành phố, hạ lưu các dòng chảy trong thành phố); vùng đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên thấp; vùng đất thâm canh trong nông nghiệp; vùng đất có nguy cơ mặn hoá, phèn hóa; vùng đất dốc có nguy cơ thoái hoá do xói mòn, rửa trôi; sa mạc hoá và lựa chọn một vài địa điểm không chịu tác động có điều kiện tương tự để so sánh và đánh giá.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...