Văn Bản Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 29/12/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/22/25-2010-TT-BKHCN.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN - Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

    Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    --------------------- 
    Số: 25/2010/TT-BKHCN
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    ----------------------------------------
    Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ<br type="_moz">
    Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm<br type="_moz">
    là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn<br type="_moz">
    bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ<br type="_moz">
    -----------------------------
    Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
    Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
    Chương I<br type="_moz">
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5 và loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP).
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
    Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
    2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
    3. Các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 104/2009/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng những quy chế, biện pháp đặc biệt, cụ thể:
    a) Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa;
    b) Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập Điều ước quốc tế liên quan với các nước, tổ chức quốc tế đó.
    Điều 3. Giải thích thuật ngữ
    Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Người gửi hàng là doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
    2. Người vận tải là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
    3. Bản sao hợp lệ là bản sao có chứng thực của cơ quan công chứng hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
    4. Phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:
    a) Nhận dạng hóa chất;
    b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
    c) Thông tin về thành phần các chất;
    d) Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
    đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
    e) Thông tin về độc tính;
    g) Thông tin về sinh thái;
    h) Biện pháp sơ cứu về y tế;
    i) Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn;
    k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
    l) Yêu cầu về cất giữ;
    m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
    n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;
    o) Yêu cầu trong vận chuyển;
    p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
    q) Các thông tin cần thiết khác.
    Trường hợp Phiếu an toàn hóa chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hóa chất.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...