Văn Bản Thông tư số 134/2010/TT-BTC

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/9/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/06/134-2010-TT-BTC.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 134/2010/TT-BTC - Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu

    Thông tư số 134/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010. 
    THÔNG TƯ<br type="_moz">
    Hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua<br type="_moz">
    tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010<br type="_moz">
    ------------------------------
    Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;<br type="_moz">

    Căn cứ Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010;
    Sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010 như sau:
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh lương thực được giao nhiệm vụ mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010.
    Điều 2. Quy định cụ thể
    1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010.
    a) Số lượng lúa, gạo được hỗ trợ lãi suất cho từng doanh nghiệp: theo số lượng tối đa quy định tại các văn bản phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
    b) Thời gian mua tạm trữ: từ ngày 15/7/2010 đến ngày 15/9/2010.
    c) Thời gian tạm trữ: là thời gian tạm trữ thực tế trong khoảng thời gian từ ngày 15/7/2010 đến ngày 15/11/2010.
    d) Thời gian được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng: là thời gian tạm trữ thực tế tính từ thời điểm mua lúa, gạo theo quy định tại tiết b khoản này đến thời điểm bán lúa, gạo tạm trữ nhưng không quá thời hạn ngày 15/11/2010.
    đ) Giá để tính hỗ trợ: là giá mua thực tế theo giá thị trường (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho từng loại lúa, gạo. Trường hợp doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì giá để tính hỗ trợ bao gồm cả chi phí sản xuất chế biến.
    Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do doanh nghiệp xuất trình.
    e) Lãi suất hỗ trợ: là lãi suất tiền vay thực tế theo mức lãi suất thấp nhất trong khung lãi suất cho vay hiện hành của các ngân hàng thương mại theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 5126/NHNN -TD ngày 8/7/2010 về việc cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010.
    2. Hồ sơ để xem xét hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng:
    a) Công văn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng của doanh nghiệp thu mua tạm trữ lúa, gạo. Riêng công văn đề nghị hỗ trợ của Tổng công ty Lương thực miền Nam cần tổng hợp đề nghị hỗ trợ của các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty.
    b) Bản sao hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, có xác nhận của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp vay vốn về việc doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010.
    c) Bảng kê nhập, xuất, tồn kho lúa gạo mua tạm trữ. Bảng kê phải có xác nhận của Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có kho tạm trữ lúa, gạo (theo biểu mẫu số 1 đính kèm Thông tư này).
    Trường hợp doanh nghiệp triển khai thu mua, tạm trữ lúa gạo tại nhiều địa phương thì doanh nghiệp lập bảng kê nhập, xuất, tồn kho lúa gạo mua tạm trữ theo từng địa phương có xác nhận của Sở Công Thương (nơi doanh nghiệp có kho tạm trữ). Căn cứ các bảng kê có xác nhận của Sở Công Thương địa phương, doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn kho lúa gạo tạm trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu tổng hợp.
    d) Bảng kê dư nợ vay ngân hàng để mua lúa, gạo tạm trữ và trả lãi vay ngân hàng phát sinh từ thời điểm mua đến thời điểm xuất bán nhưng không quá thời hạn ngày 15/11/2010 và có xác nhận của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp vay vốn (theo biểu mẫu số 2 đính kèm Thông tư này).
    đ) Bảng tính toán lãi suất tiền vay ngân hàng mua lúa, gạo tạm trữ đề nghị được hỗ trợ (theo biểu mẫu số 3 đính kèm Thông tư này).
    Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, trong vòng 10 ngày làm việc, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...