Văn Bản Thông tư số 09/2010/TT-BNV

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/9/10.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2013/thang01/03/09-2010-TT-BNV.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 09/2010/TT-BNV - Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

    Thông tư số 09/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]BỘ NỘI VỤ

    -----------



    Số: 09/2010/TT-BNV[/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


    -------------------------
    Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ<br type="_moz">
    Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức<br type="_moz">
    chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ<br type="_moz">
    --------------------------
    Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 3724/BTC-TCCB ngày 29 tháng 3 năm 2010 về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan và dự trữ;
    Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, cụ thể như sau:
    Chương I<br type="_moz">
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan và dự trữ.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Công chức làm công tác kế toán trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.
    2. Công chức làm công tác thuế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
    3. Công chức làm công tác hải quan tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
    4. Công chức làm công tác dự trữ quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính.
    Chương II<br type="_moz">
    TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC<br type="_moz">
    CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
    Điều 3. Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
    1. Chức trách:
    Kế toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo Bộ (ngành), hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
    2. Nhiệm vụ:
    a) Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán: các Luật, các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán trong phạm vi toàn quốc, gồm:
    - Nghiên cứu, xây dựng chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia;
    - Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán đối với vấn đề tổng hợp phức tạp;
    - Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán, kiểm toán và quy chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
    b) Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
    c) Tham gia xây dựng các mục tiêu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán trưởng, kiểm toán viên;
    d) Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phương án, kế hoạch, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn;
    đ) Chủ trì lập các dự toán và xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
    e) Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
    g) Thực hiện việc kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh hoàn thiện tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị;
    h) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...