Văn Bản Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 19/3/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/04/08-2010-TT-BGTVT.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT - Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ

    Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
    -------------
    Số: 08/2010/TT-BGTVT
    [/TD]
    [TD]CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------------------------------


    Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2010
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ<br type="_moz">
    Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ<br type="_moz">
    ____________________________
    Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;<br type="_moz">

    Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải,
    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ như sau:
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
    2. Thông tư này áp dụng đối với lực lượng Thanh tra đường bộ, bao gồm: Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
    Điều 2. Phạm vi hoạt động của Thanh tra đường bộ
    1. Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ của Bộ Giao thông vận tải.
    2. Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
    3. Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phạm vi quản lý quốc lộ được ủy thác cho Sở Giao thông vận tải.
    Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ
    1. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, cụ thể như sau:
    a) Thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
    b) Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ; bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ;
    c) Bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác;
    d) Quản lý, bảo trì đường bộ;
    đ) Quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ;
    e) Đấu nối vào đường chính;
    g) Thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ.
    2. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ, cụ thể như sau:
    a) Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; bằng xe buýt; bằng xe taxi; theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô;
    b) Vận tải hàng hóa thông thường; vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; vận chuyển hàng nguy hiểm;
    c) Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, bao gồm: dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ.
    3. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (trừ hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an), cụ thể như sau:
    a) Điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe;
    b) Tổ chức đào tạo lái xe; thực hiện nội dung, chương trình, lưu lượng đào tạo của cơ sở đào tạo;
    c) Điều kiện, tiêu chuẩn của trung tâm sát hạch lái xe;
    d) Tổ chức kỳ sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;
    đ) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
    4. Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; đăng ký, đăng kiểm xe máy chuyên dùng, cụ thể như sau:
    a) Điều kiện, tiêu chuẩn của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
    b) Thực hiện quy trình kiểm định của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
    c) Điều kiện, tiêu chuẩn của đăng kiểm viên và các chức danh khác của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
    d) Tổ chức thực hiện đăng ký xe máy chuyên dùng.
    5. Giám sát đột xuất kỳ sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, cụ thể như sau:
    a) Thanh tra đường bộ được phân công giám sát kỳ sát hạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát theo quy định tại Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
    b) Khi phát hiện kỳ sát hạch có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra viên hoặc Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải trình Giám đốc Sở Giao thông vận tải hoặc Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định thanh tra đột xuất kỳ sát hạch.
    Trường hợp kiến nghị của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam không được chấp thuận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải để có biện pháp xử lý theo quy định;
    c) Tổ giám sát và Thanh tra viên được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật đã trang bị trong quá trình giám sát.
    6. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
    7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...