Văn Bản Thông tư số 03/2012/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới c

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/1/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang11/16/03-2012-TT-BKHCN.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư số 03/2012/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

    Thông tư số 03/2012/TT- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    ----------------------

    Số: 03/2012/TT-BKHCN

     [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    ---------------------------------------
    Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2012
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ

    Hướng dẫn quản lý

    Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020


    ________________
    - Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;
    - Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
    - Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
    - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 như sau:


    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình).
    2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ quan và doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình.
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
    2. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
    3. Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; mới tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ.
    4. Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
    Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong một khoảng thời gian xác định. Lộ trình đổi mới công nghệ được mô tả trong bộ tài liệu làm cơ sở thực hiện các hoạt động đổi mới thuộc lộ trình này.
    5. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.
    6. Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm là sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương.
    7. Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến là mô hình sản xuất tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
    8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
    9. Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai và quản lý Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
    10. Tổ chức chủ trì đề án, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì xây dựng, triển khai đề án, dự án của Chương trình.
    11. Chủ nhiệm đề án, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là chủ nhiệm nhiệm vụ) là cá nhân thuộc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp đứng tên thực hiện đề án, dự án của Chương trình.
    Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình
    Nhiệm vụ của Chương trình bao gồm các đề án, dự án và các hoạt động khác thuộc Chương trình:
    1. Đề án đổi mới công nghệ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực công nghệ ở phạm vi quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngành, lĩnh vực hoặc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
    Đề án đổi mới công nghệ bao gồm: đề án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia; đề án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ (gồm cả nội dung quyền sở hữu và quyền sử dụng) và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi; đề án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; đề án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; đề án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
    2. Dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia. Dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng gồm phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
    3. Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ gồm: dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
    4. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ; dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...