Văn Bản Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 16/1/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang05/27/04-2013-TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHdT1.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT - Về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015

    Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
     BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN 
    NÔNG THÔN - BỘ TÀI CHÍNH -
    BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

    ---------------------
    Số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT[/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------
    Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước
    chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch
    và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015

    Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

    Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
    Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
    Thực hiện Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 thánh 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;
    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (sau đây viết tắt Chương trình NS&VSMTNT) giai đoạn 2012 - 2015, như sau:
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình NS&VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015 tại các vùng nông thôn trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các hoạt động của Chương trình NS&VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015 tại các vùng nông thôn trên phạm vi cả nước.
    Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí 
    1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình NS&VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015, gồm: Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho Chương trình (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và viện trợ quốc tế); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác hỗ trợ có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đang triển khai trên địa bàn nông thôn; vốn tín dụng; vốn của doanh nghiệp, cá nhân; vốn đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
    2. Cơ chế hỗ trợ thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đủ vốn từ các nguồn vốn khác nhau để đầu tư và vận hành, đảm bảo cho công trình được hoạt động bền vững. Mức hỗ trợ và cân đối từng nguồn vốn phải phù hợp với đối tượng, vùng, miền, loại hình để đảm bảo các đối tượng nghèo, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận và được sử dụng công trình cấp nước sạch và vệ sinh.
    3. Ngân sách Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho các vùng nghèo; các vùng đặc biệt khó khăn, thường xuyên hạn hán, ô nhiễm; miền núi, ven biển, hải đảo; các hộ nghèo, hộ cận nghèo; gia đình chính sách; Kinh phí Chương trình hàng năm ưu tiên đầu tư cho việc nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn xuống cấp hoặc chưa phát huy hiệu quả; các công trình cấp nước đã được đầu tư nhưng chất lượng nước chưa đạt yêu cầu; ưu tiên phân bổ kinh phí Chương trình cho các tỉnh, thành phố có năng lực triển khai thực hiện Chương trình.
    4. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) các cấp khi quyết định đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các công trình công cộng thuộc nguồn ngân sách khác phải bao gồm các công trình cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; kinh phí ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình NS&VSMTNT không hỗ trợ đầu tư các công trình nêu trên. Kinh phí của Chương trình chỉ đầu tư các công trình cấp nước sạch và vệ sinh cho các trường học được xây dựng trước năm 2006, do chưa được đầu tư đồng bộ.
    5. Việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động khác, theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo nguyên tắc xã hội hóa.
    6. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải sử dụng kinh phí Chương trình đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; cuối năm và kết thúc dự án thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
    7. Tiêu chuẩn hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    Điều 4. Nội dung chi và mức chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp
    1. Chi rà soát, cập nhật quy hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn toàn quốc, các vùng sinh thái, các tỉnh, huyện. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện rà soát, cập nhật quy hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn toàn quốc, các vùng sinh thái; UBND các tỉnh thực hiện rà soát, cập nhật quy hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của địa phương.
    2. Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân tham gia thực hiện Chương trình
    a) Đối tượng đào tạo, tập huấn bao gồm:
    Cán bộ quản lý Nhà nước các cấp thuộc các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo tham gia triển khai thực hiện Chương trình.
    Cán bộ thuộc các đơn vị sự nghiệp, đơn vị cấp nước và các Hội đoàn thể tham gia thực hiện Chương trình.
    Các cộng tác viên tuyến xã trong thời gian thực hiện Chương trình tại các xã và các hộ dân tham gia Chương trình, dự án.
    b) Nội dung chi:
    Biên soạn và in ấn tài liệu, giáo trình; văn phòng phẩm, nước uống; thuê phương tiện hội trường, trang thiết bị phục vụ; vật tư thực hành (nếu có); chi khai giảng, bế mạc, in chứng chỉ, tiền y tế. Tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có), chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật.
    Tiền công tác phí theo chế độ quy định (tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở nơi đến) cho học viên. Các nội dung chi khác theo quy định hiện hành.
    Cơ quan, đơn vị chủ trì cần thông báo rõ trong giấy triệu tập cho cơ quan, đơn vị cử người tham gia đào tạo, tập huấn biết để không thanh toán các khoản chi nêu trên.
    c) Mức chi:
    Chi bồi dưỡng cho giảng viên và hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.Chi cho học viên: Tất cả học viên được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu; hỗ trợ tiền ăn cho các học viên không hưởng lương từ ngân sách tối đa không quá 50.000 đ/người/ngày.
    3. Chi Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng
    a) Nội dung chi:
    Chi đưa tin, sản xuất và phát sóng các chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương; truyền thông cơ sở tại thôn, bản; báo và phương tiện thông tin khác; thiết kế và in ấn phổ biến tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tờ rơi, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, phim ảnh; chi khác (nếu có).
    Chi hỗ trợ cộng tác viên cơ sở: Cộng tác viên cơ sở của Chương trình do UBND xã lựa chọn (ưu tiên chọn cán bộ y tế xã, thôn, bản) và giám sát thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên trong thời gian thực hiện Chương trình tại xã.
    Công tác viên cơ sở thực hiện những nhiệm vụ: Truyền thông, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường làng xã; hướng dẫn cộng đồng tham gia thực hiện Chương trình, tham gia giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình tại địa bàn xã.
    b) Mức chi:
    Chi đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: Theo định mức và đơn giá quy định hiện hành.
    Chi hỗ trợ cộng tác viên cơ sở: Khu vực đồng bằng, trung du: Không quá 02 cộng tác viên/01 xã trong cùng một thời điểm, mức hỗ trợ không quá 100.000 đ/01 cộng tác viên/01 tháng; khu vực miền núi, bãi ngang: Không quá 02 cộng tác viên/01 xã trong cùng một thời điểm, mức hỗ trợ không quá 120.000 đ/01 cộng tác viên/01 tháng; khu vực các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Không quá 02 cộng tác viên/01 xã trong cùng một thời điểm, mức hỗ trợ không quá 150.000 đ/01 cộng tác viên/01 tháng.
    Các mức chi cho các nội dung khác theo quy định hiện hành.
    4. Ứng dụng chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học đã thành công về công nghệ, tổ chức quản lý về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình đưa ra các ứng dụng chuyển giao công nghệ phù hợp khả năng kinh tế của người dân và điều kiện của từng vùng miền.
    Các Bộ, UBND cấp tỉnh phê duyệt các dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ; ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt. Người dân khi tham gia dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ được hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
    5. Công tác theo dõi và đánh giá thực hiện Chương trình
    a) Nội dung chi:
    Tập huấn nghiệp vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát và điều tra đánh giá cho cán bộ, điều tra viên các cấp.
    Khảo sát, thu thập số liệu, xử lý số liệu, cung cấp thông tin và báo cáo.
    Hỗ trợ trang thiết bị cho phòng thí nghiệm xét nghiệm chất lượng nước: Căn cứ nhu cầu và khả năng hỗ trợ từ nguồn kinh phí Chương trình được giao hàng năm, UBND các tỉnh quyết định hỗ trợ mua bổ sung trang thiết bị để kiểm soát chất lượng nước theo tiêu chuẩn; việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành.
    Chi thuê phân tích mẫu nước dùng cho ăn uống sinh hoạt, nước thải từ các công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tổ chức thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và điều tra đánh giá Chương trình (hỗ trợ tiền công tác phí, tiền ở, đi lại).
    b) Mức chi:
    Chi tập huấn nghiệp vụ theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 4 Thông tư này.Khảo sát, thu thập số liệu, xử lý số liệu, cung cấp thông tin và báo cáo áp dụng Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
    Chi phân tích mẫu nước theo quy chuẩn Việt Nam áp dụng Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới.
    Chi thực hiện công tác theo dõi và đánh giá Chương trình theo quy định hiện hành.
    c) Nhiệm vụ của các ngành, các cấp:
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; tổng hợp, báo cáo và chia sẻ thông tin.
    Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật; chia sẻ thông tin, sử dụng kết quả theo dõi và đánh giá.
    Các Bộ, ngành liên quan thực hiện theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 366/QĐ-TTg;UBND các cấp chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi và đánh giá Chương trình trên địa bàn; nhận báo cáo của UBND cấp dưới, tổng hợp và báo cáo theo quy định; cập nhật, lưu trữ, chia sẻ thông tin.
    6. Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình
    a) Nội dung chi:
    Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình làm mô hình để thúc đẩy các hộ dân địa phương tăng nhanh diện bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình.
    b) Mức chi: Các hộ nghèo, gia đình chính sách được ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 70% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu. Hộ cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 35% giá thành nhà tiêu hợp vệ sinh mẫu. UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền phê duyệt thiết kế mẫu và giá thành xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình phù hợp với điều kiện của địa phương làm căn cứ hỗ trợ.
    c) Quy trình thực hiện: Hàng năm UBND xã đề xuất số hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách cần hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, gửi Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoặc Trung tâm Y tế huyện) để tổng hợp nhu cầu, báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trình Sở Y tế xem xét dự kiến số hộ và nhu cầu kinh phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào kế hoạch chung, báo cáo UBND tỉnh. Căn cứ vào khả năng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình, UBND tỉnh quyết định số hộ thực hiện mô hình và giao kinh phí thực hiện.
    Căn cứ kế hoạch vốn sự nghiệp được phân bổ và dự toán được duyệt, Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoặc Trung tâm Y tế huyện) tổ chức thực hiện hỗ trợ xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình. Biên bản nghiệm thu nhà tiêu hợp vệ sinh được hỗ trợ giữa hộ gia đình, trạm y tế xã có xác nhận của UBND xã làm căn cứ để hỗ trợ kinh phí cho hộ gia đình. Hộ gia đình nhận kinh phí hỗ trợ căn cứ vào biên bản nghiệm thu nhà tiêu hợp vệ sinh và ký nhận đủ kinh phí hỗ trợ theo dự toán được duyệt từ Trung tâm Y tế dự phòng huyện (hoặc Trung tâm Y tế huyện).Ban điều hành Chương trình của tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...