Văn Bản Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 10/4/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/data/file/2013/thang06/06/01-2013-TTLT-BNV-BQP.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP - Hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn

    Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-BNV-BQP hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng ban hành.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ NỘI VỤ - BỘ QUỐC PHÒNG
    --------

    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------------

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Số: 01/2013/TTLT-BNV-BQP
    [/TD]
    [TD]
    Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    HƯỚNG DẪN VIỆC QUY HOẠCH, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ BỐ TRÍ SỬ DỤNG CHỈ HUY TRƯỞNG, CHỈ HUY PHÓ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
    Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
    Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
    Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
    Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
    Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
    Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng,
    Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đối với Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn như sau:
    Chương 1.
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đối với Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó và người được quy hoạch thay thế Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    Chương 2.
    QUY HOẠCH CHỈ HUY TRƯỞNG, CHỈ HUY PHÓ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CẤP XÃ
    Điều 3. Nguyên tắc quy hoạch
    1. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phù hợp với quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành.
    2. Chọn đúng đối tượng, đủ số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh gắn với quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
    3. Thực hiện đúng quy trình, có nguồn kế cận, kế tiếp, tạo sự ổn định lâu dài, từng bước trẻ hóa, nâng cao chất lượng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    4. Thực hiện công khai, dân chủ và đúng pháp luật.
    5. Ưu tiên người có bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên; con của người có công với nước, người dân tộc thiểu số, người đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tại ngũ trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
    Điều 4. Căn cứ lập quy hoạch cụ thể ở cấp xã
    1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức cấp xã.
    2. Số lượng: 01 Chỉ huy trưởng; Chỉ huy phó theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ. Mỗi chức danh quy hoạch không quá 3 đối tượng.
    3. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực công tác quốc phòng, quân sự.
    4. Hoàn cảnh gia đình, bản thân, thời gian công tác, thời điểm nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ của người thuộc diện dự kiến quy hoạch.
    5. Nguồn phát triển tại cơ sở hoặc đề nghị cấp trên tạo nguồn.
    Điều 5. Đối tượng quy hoạch nguồn
    1. Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
    2. Người đã hoàn thành nhiệm vụ phục vụ tại ngũ trong lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
    3. Dân quân nòng cốt hoặc người đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân nòng cốt.
    4. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang công tác tại cơ sở.
    5. Người có hộ khẩu thường trú ở địa bàn sở tại đã có bằng đại học, cao đẳng, trung cấp.
    Điều 6. Tiêu chuẩn quy hoạch
    1. Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với người chưa qua đào tạo, không quá 45 tuổi đối với người đã có bằng trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
    2. Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    3. Là Đảng viên hoặc đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đủ điều kiện phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
    4. Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
    5. Có đủ sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Điều 7. Tổ chức, cá nhân giới thiệu nguồn quy hoạch
    1. Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
    2. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã.
    3. Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
    4. Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    5. Công chức cấp xã.
    6. Cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố; trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
    7. Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng dân quân trở lên.
    Điều 8. Quy trình quy hoạch
    1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp gửi phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch tới các tổ chức, cá nhân có liên quan quy định tại Điều 7 của Thông tư liên tịch này để thống kê nhân sự quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn ít nhất 5 năm.
    2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp các ý kiến giới thiệu quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, thông qua Chi ủy Ban chỉ huy quân sự cùng cấp (nếu có).
    3. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp nguồn quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và hồ sơ có liên quan.
    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp xem xét quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    5. Ủy ban nhân dân cấp xã xin ý kiến Ban chỉ huy quân sự, Phòng Nội vụ cấp huyện đối với quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó; xin ý kiến Ban Tổ chức Đảng cấp huyện đối với quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch nguồn Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
    Điều 9. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
    1. Hàng năm, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã rà soát quy hoạch để tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp điều chỉnh, bổ sung nguồn quy hoạch Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó.
    2. Trường hợp có biến động đột xuất về nguồn trong quy hoạch thì Chỉ huy trưởng báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, bổ sung quy hoạch thay thế kịp thời.
    3. Quy trình chọn nguồn bổ sung quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch này.
    Chương 3.
    ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHỈ HUY TRƯỞNG, CHỈ HUY PHÓ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CẤP XÃ
    MỤC 1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
    Điều 10. Hình thức đào tạo
    1. Giáo dục chính quy.
    2. Giáo dục thường xuyên: Thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học.
    Điều 11. Trình độ, đối tượng, cơ sở đào tạo
    1. Đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở: Đối tượng Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đương chức và người trong diện quy hoạch nguồn.
    2. Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở: Đối tượng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã đương chức và những người trong diện quy hoạch nguồn.
    3. Đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở văn bằng 2: Đối tượng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, người thuộc diện quy hoạch nguồn đã có ít nhất một bằng đại học ngành khác.
    4. Cơ sở đào tạo: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan xem xét, giao nhiệm vụ cho từng cơ sở giáo dục cụ thể nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành.
    Điều 12. Chương trình đào tạo
    Chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng.
    Điều 13. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người được cử đi đào tạo
    1. Nghĩa vụ, trách nhiệm
    a) Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã và những người trong diện quy hoạch có đủ điều kiện, phù hợp với các loại hình đào tạo phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
    b) Trong thời gian tham gia các khóa đào tạo, học viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật, nội quy, quy định của cơ sở đào tạo và các quy chế đào tạo hiện hành đối với từng trình độ đào tạo.
    c) Học viên bị đình chỉ học tập do vi phạm quy chế của cơ sở đào tạo; thôi học không có lý do chính đáng; không chấp hành sự phân công công tác của cấp có thẩm quyền thì phải đền bù chi phí đào tạo. Mức đền bù đối với học viên không thuộc đối tượng công chức cấp xã được cử đi đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mức đền bù đối với học viên thuộc đối tượng công chức cấp xã được cử đi đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 25 đến Điều 32 Chương IV Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
    d) Trường hợp Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được giao nhiệm vụ đi đào tạo nhưng cố ý không thực hiện nhiệm vụ đào tạo thì Ủy ban nhân dân cấp xã đưa ra khỏi quy hoạch đào tạo.
    2. Quyền lợi
    a) Đối với học viên là cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo: Thời gian đào tạo được tính thời gian công tác liên tục, được giữ nguyên chức vụ trong thời gian học, được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định của Nhà nước do ngân sách của địa phương bảo đảm.
    b) Đối với học viên thuộc các đối tượng khác được cử đi đào tạo: Được áp dụng các chế độ quy định tại Thông tư số 87/2011/TT-BQP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
    c) Học viên tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
    d) Học viên vì lý do chính đáng được cơ sở đào tạo và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có văn bản cho phép nghỉ học thì Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, bố trí công tác; việc tiếp tục cử đi học do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thống nhất bằng văn bản với Sở Nội vụ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...