Văn Bản Thông tư 09/2012/TT-BKHĐT

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/12/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/Data/file/2012/Thang12/14/09-2012-TT-BKHDT.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Thông tư 09/2012/TT-BKHĐT - Quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Thông tư 09/2012/TT-BKHĐT quy định về xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

    ------------------

     
    Số: 09/2012/TT-BKHĐT
    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----------------------------------------

    Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    THÔNG TƯ

    QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ



    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 nâm 2008;

    Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

    Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

    Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định việc xây dựng, thẩm định và han hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:

    Chương 1.

    QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định về công tác chuẩn bị, trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng hoặc ban hành theo thẩm quyền.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Tổng cục Thống kê, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia và Trung tâm Tin học (sau đây gọi tắt là các đơn vị thuộc Bộ):
    2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    Điều 3. Chỉ đạo công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    1. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    2. Các Thứ trưởng thực hiện việc chỉ đạo xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực được phân công.
    Chương 2.

    CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT



    Điều 4. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
    1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Chương trình) được Vụ Pháp chế tổng hợp trên cơ sở giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ.
    2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
    b) Cấp trình hoặc cấp ban hành văn bản;
    c) Thời gian trình, ban hành văn bản;
    d) Đơn vị chủ trì soạn văn bản;
    đ) Các nội dung cần thiết khác.
    3. Chương trình do Bộ trưởng ký ban hành và có thể được Bộ trưởng quyết định điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
    4. Chương trình là cơ sở để phân bổ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
    Điều 5. Chuẩn bị Chương trình
    1. Trước khi đăng ký vào Chương trình, các đơn vị phải tiến hành các hoạt động sau để làm cơ sở cho việc đề nghị xây dựng văn bản:
    a) Rà soát chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nội dung dự kiến soạn thảo để làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý và sự phù hợp với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
    b) Rà soát những văn bản liên quan đã ban hành, các cam kết trong Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch trở thành thành viên để tránh sự chồng chéo và xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế;
    c) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, hội thảo, thảo luận, thống kê đánh giá tình hình thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá tác động sơ bộ (nếu cần).
    2. Các đơn vị có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ các hoạt động đã được chuẩn bị theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi Vụ Pháp chế để phục vụ công tác thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...