Luận Văn Thông tin quang ở Hà Nội

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Ngày nay, công nghệ viễn thông và đã đang có những bước nhảy vọt kỳ diệu đưa toàn xã hội loài người bước sang một kỷ nguyên mới đó là kỷ nguyên thông tin.
    Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ quang- điện tử, đã đưa hệ thống thông tin cáp sợi quang chiếm ưu thế trên các mạng thông tin quốc gia và toàn cầu. Hệ thống thông tin quang có ưu điểm nổi bật về độ linh hoạt và băng tần lớn hơn, kinh tế hơn v.v . Mà các linh kiện và hệ thống truyền dẫn trước đó không thể đáp ứng được. Để khai thác hết khả năng truyền dẫn của cáp quang ở một tốc độ cao hơn và băng tần rộng hơn nên trong hệ thống thông tin quang sử dụng kỹ thuật truyền dẫn SDH thay cho kỹ thuật PDH. Nhờ có kỹ thuật truyền dẫn SDH nên các nhu cầu dịch vụ như: truy cập từ xa, hội nghị truyền hình từ xa, đa dịch vụ (ISDN) v.v . được đáp ứng một cách dễ dàng.
    Với mong muốn tìm hiểu một vài khía cạnh của kỹ thuật truyền thông tin trên cáp sợi quang sử dụng công nghệ SDH. Đặc biệt là sự chuyển đổi mạng quang Hà Nội từ mạng PDH sang mạng SDH, trong giới hạn của đồ án em xin trình bày những vấn đề sau đây:

    - TổNG QUAN Về MộT Hệ THốNG THÔNG TIN QUANG.
    - MạNG QUANG Hà NộI.
    - THIếT Kế TUYếN THôNG TIN QUANG NộI HạT.

    giới thiệu về lịch sử phát triển
    Kể từ khi con người biết sử dụng lửa để làm phương tiện truyền thông tin đi xa đến nay, thông tin quang đã trải qua quá trình phát triển như sau:
    Năm 1790: Claude Chope kỹ sư người Pháp đã xây dựng hệ thống điện báo quang. Thông tin truyền qua chặng đường này mất 15 phút đi được 200km.
    Năm 1870: John Tyndall nhà Vật lý học người Anh, chứng tỏ ánh sáng có thể truyền theo vòi nước uốn cong với nguyên lý phản xạ toàn phần.
    Năm 1880: Alexander Graham Bell là người Mỹ giới thiệu hệ thống photo phone tiếng nói, có thể truyền đi bằng ánh sáng trong môi trường mà không khí không cần dây.
    Năm 1934: Norman R.French, kỹ sư người Mỹ phát hiện ra môi trường truyền dẫn của hệ thống thông tin quang là các thanh thuỷ tinh.
    Năm 1958: Charles H. Cao và Geogge A.Hockhan hai kỹ sư người Anh đã đề xuất dùng sợi thuỷ tinh để dẫn ánh sáng.
    Năm 1970: Corning Glass Worlks chế tạo thành công sợi quang loại SI có suy hao dưới 20dB/km ở bước sóng 653nm.
    Năm 1972 : Sợi SI được chế tạo với độ suy hao 4dB/km.
    Năm 1983: Sợi đơn mode SM được xuất xưởng tại Mỹ.
    Ngày nay sợi SM được sử dụng rộng rãi, độ suy hao của sợi này chỉ khoảng 0,2dB/km ở bước sóng 1550.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...