Tài liệu Thông tin cơ bản về liên hiệp quốc và quan hệ với việt nam.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM.

    (The United Nations – UN)

    I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA LIÊN HỢP QUỐC

    1. Thành lập:

    Tổ chức Liên hợp quốc đã chính thức được thành lập ngày 24/10/1945 với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập. Tên Liên hợp quốc do Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sử dụng trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc (01/01/1942).

    Trước năm 1945 Trước sự yếu kém của Hội Quốc Liên và nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh là Anh, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành hai hội nghị Thượng đỉnh quan trọng (Tê-hê-ran 11/1943 và I-an-ta 02/1945). Nội dung trao đổi chính giữa Trớc-trin, Xta-lin và Ru-dơ-ven bao gồm số phận châu Âu và tương lai của Liên hợp quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị I-an-ta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng minh trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại I-an-ta, ba cường quốc trên đã thống nhất với nhau về một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức Liên hợp quốc: chấp nhận ghế thành viên riêng rẽ của U-cờ-rai-na và Bạch Nga (nay là Bê-la-rút), dành quyền phủ quyết cho các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc có quyền giám sát việc tạo dựng trật tự châu Âu. Đến Hội nghị Pốt-xđam từ 17/7 đến 2/8/1945, ba cường quốc nhất trí thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh (bồi thường chiến tranh của Đức; xác định lại biên giới các quốc gia vv ). Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập và trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcô (Mỹ) tháng 4/1945 và dự thảo Hiến chương của Liên hợp quốc. Sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện quan trọng: Liên hợp quốc đã thay thế Hội Quốc Liên (hoạt động kém hiệu quả), trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững.

    2. Tôn chỉ và mục đích:

    LHQ hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc qui định trong Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 1 của Hiến chương nêu rõ bốn (04) mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là:

    - (1) Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;

    - (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết;

    - (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo;

    - (4) Xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

    Và 6 nguyên tắc hoạt động chủ yếu của Liên hợp quốc là:

    + (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia;

    + (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;

    + (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;

    + (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước;

    + (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; và

    + (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

    Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên, Liên hợp quốc tập trung vào các vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong thời kỳ gần đây Liên hợp quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển. Hoạt động của Liên hợp quốc trong gần 60 năm qua cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.

    Đặc điểm bao trùm của Liên hợp quốc là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia. Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Theo Điều 2 mục 7 của Hiến Chương, Liên hợp quốc không được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước. Tất cả các quốc gia tham gia Liên hợp quốc theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền. Nguyên tắc này được phản ánh triệt để nhất trong cơ chế tham gia bỏ phiếu các quyết định và nghị quyết tại Đại Hội Đồng Liên hợp quốc (các quốc gia lớn nhỏ đều có một phiếu).

    Một đặc điểm nổi bật khác của Liên hợp quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận. Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của Liên hợp quốc và đảm nhiệm trách nhiệm hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chỉ các quyết định của Hội đồng Bảo an mới có tính cưỡng chế thực hiện. Các nghị quyết tại các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, và cả Toà án Quốc tế chỉ có tính khuyến nghị, đạo lý và tạo sức ép dư luận. Để bảo đảm lợi ích và thu hút sự tham gia của cho các cường quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng Bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.

    So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế–xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học–kỹ thuật .

    Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Tuy nhiên, sự ra đời của Liên hợp quốc và bản thân Hiến chương Liên hợp quốc tất nhiên chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của Liên hợp quốc đối với hoà bình an ninh quốc tế trong hơn 60 năm qua là rất đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, Liên hợp quốc không thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói Liên hợp quốc chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của Liên hợp quốc, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an, Hiến chương Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...