Thạc Sĩ Thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI
    1.1. Những công trình đề cập đến thông tin, thông tin chính trị - xã
    hội, vai trò thông tin, ra quyết định quản lý 6
    1.2. Những công trình đề cập đến tác động của thông tin trong quản
    lý, về thực trạng môi trường thông tin và đội ngũ cán bộ chủ chốt
    cấp cơ sở 14
    Chương 2: THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VỚI VIỆC RA QUYẾT
    ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ -
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 22
    2.1. Thông tin chính trị - xã hội - bản chất, đặc điểm 22
    2.2. Vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định
    của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 40
    2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của thông tin
    chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ
    chốt cấp cơ sở 65
    Chương 3: MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ
    VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ
    HỘI ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
    CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG
    VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 76
    3.1. Thực trạng môi trường thông tin chính trị - xã hội vùng Đồng
    bằng sông Hồng 76
    3.2. Thực trạng phát huy vai trò thông tin chính trị - xã hội đối với
    việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng
    Đồng bằng sông Hồng hiện nay 94
    3.3. Một số vấn đề đặt ra từ hiện trạng môi trường thông tin và thực
    trạng phát huy thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết
    định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông
    Hồng hiện nay 110
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY
    VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG
    VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
    CHỐT CẤP CƠ SỞ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
    HIỆN NAY 119
    4.1. Một số phương hướng cần thực hiện trong việc phát huy vai trò của
    thông tin chính trị - xã hội đối với việc ra quyết định của đội ngũ cán
    bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay 119
    4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của
    thông tin chính trị - xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán
    bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay 127
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thông tin là một trong những nhu cầu sống còn của con người, để tồn tại
    và phát triển con người không thể thiếu thông tin. Ngày nay, thông tin
    (Information) cùng với con người (Men), máy móc (Machines), vật liệu
    (Materials), vốn (Money) đã trở thành những nguồn tài nguyên không thể
    thiếu trong quá trình phát triển xã hội. Đặc biệt với sự xuất hiện của thông tin
    đã tạo ra một sự thay đổi lớn mang tính cách mạng về phương thức làm việc
    cũng như quá trình phát triển của thế giới công nghiệp mà yếu tố dẫn đạo là
    kinh tế tri thức. Thông tin đã trở thành một trong những lực lượng sản xuất
    vật chất quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia.
    Hiện nay, việc nghiên cứu thông tin ở nước ta vẫn là một công việc mới
    mẻ, hấp dẫn và phức tạp, vì đối tượng của nó đã và đang trở thành thành đề
    tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao cho các khoa học cụ thể như: triết học,
    kinh tế học, chính trị học Dù vậy, thực tế cho thấy, chúng ta có rất ít kinh
    nghiệm và thành quả của các nhà khoa học đi trước để lại. Vấn đề này đã tạo
    nên tính cấp thiết và tính hấp dẫn của việc nghiên cứu. Trong khi đó, xã hội
    càng phát triển, tác động của thông tin càng lớn. Ở mỗi lĩnh vực hoạt động
    thực tiễn khác nhau chúng ta sẽ chịu sự tác động chủ yếu của một loại hình
    thông tin nhất định. Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC
    các cấp nói chung và cấp cơ sở nói riêng, bên cạnh việc chịu sự tác động của
    các loại hình thông tin khác, thì loại hình thông tin chính trị - xã hội luôn
    đóng vai trò quan trọng. Điều này, được thể hiện trực tiếp trong việc ra quyết
    định - khâu quan trọng nhất trong chu trình hoạt động lãnh đạo, quản lý của
    đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ
    CBCC cấp cơ sở phụ thuộc nhiều vào chất lượng ra quyết định. Trong đó,
    thông tin chính trị - xã hội vừa là căn cứ, vừa là một phần nội dung của quyết
    định mà thiếu nó CBCC sẽ không đủ điều kiện để ra quyết định đúng, sát thực
    với chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng
    như không thể đưa ra phương án giải quyết triệt để các mâu thuẫn sự việc
    phát sinh ở cơ sở.
    Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự phát
    triển của cả nước. Điều này, đòi hỏi sự cần thiết phải nâng cao chất lượng các



    quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH. Một trong những chìa
    khóa dẫn đến hiệu quả các quyết định đó là việc sử dụng tính hiệu dụng của
    loại hình thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ này.
    Vì, thông tin chính trị - xã hội sẽ là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành
    quản lý xã hội; tùy theo chất lượng nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ
    phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng quyết định sự thành công hay thất
    bại của cả quá trình quản lý xã hội. Với ý nghĩa đó, thông tin chính trị - xã hội
    giúp cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở ra được quyết định có tính khả thi cao,
    được ban hành đúng lúc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
    Tuy nhiên tính khả thi, tính khoa học của quyết định mà đội ngũ CBCC
    cấp cơ sở đưa ra lại phụ thuộc nhiều vào năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin
    nhằm làm cho thông tin chính trị - xã hội đã thu nhận được trở thành tri thức
    để áp dụng vào hoạt động lãnh đạo quản lý. Trên thực tế, do những nguyên
    nhân khách quan và chủ quan khác nhau, việc tiếp nhận và xử lý các nguồn
    thông tin chính trị - xã hội trong việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ
    sở ở ĐBSH còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý
    cấp cơ sở chưa cao. Đây đang là một thách thức không nhỏ đối với đội ngũ
    CBCC cấp cơ sở vùng ĐBSH, đặc biệt là khi chúng ta đang hội nhập ngày
    càng sâu rộng vào mọi mặt của đời sống quốc tế.
    Làm thế nào để phát huy được vai trò của thông tin chính trị - xã hội trong
    việc ra quyết định của đội ngũ CBCC cấp cơ sở hiện nay đang là vấn đề bức xúc.
    Điều mà chúng ta cần làm hiện nay là trang bị cho đội ngũ cán bộ những kỹnăng và kiến thức để làm chủ thông tin. Tức là giúp họ rèn luyện kỹ năng nhận
    dạng nhu cầu thông tin bản thân, định vị nguồn thông tin phù hợp với những nhu
    cầu đó, tổ chức nguồn thông tin tìm được một cách hợp lý, thẩm định nguồn
    thông tin đã được lựa chọn, và sử dụng thông tin đó trong việc ra quyết định của
    mình. Để từ đó có một quyết định kịp thời, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
    Từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn vấn đề: Thông tin chính trị - xã hội
    với việc ra quyết định của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng bằng
    sông Hồng hiện nay, làm luận án tiến sĩ triết học. Đề tài này vừa có ý nghĩa là
    một đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa góp phần giải quyết các vấn đề
    thực tiễn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như đối với
    công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...