Sách Thông tin bất cân xứng

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn ba lớp bài toán quan
    trọng trong chủ đề về thông tin bất cân xứng, đó là lựa chọn ngược (còn gọi là lựa chọn
    bất lợi – adverse selection), rủi ro đạo đức (còn được dịch là tâm lý ỷ lại - moral
    hazard), và phát tín hiệu (signaling). Điểm giống nhau cơ bản của các bài toán này là
    trong mỗi bài toán thường có hai bên, trong đó một bên có lợi thế về thông tin
    (informed party), còn bên kia bị bất lợi về thông tin (uninformed party). Thông tin ở
    đây có thể là một hành động (action) hay một đặc điểm (characteristic) của bên có lợi
    thế về thông tin. Chẳng hạn như trên thị trường bán xe cũ, người bán hàng thường có
    thông tin đầy đủ và chính xác hơn về thực trạng chất lượng của chiếc xe mình đã sử
    dụng, còn người mua thường bị rơi vào trạng thái bất lợi về thông tin. Đây là một ví dụ
    về thông tin bất cân xứng liên quan đến một đặc điểm nào đó (mà ở đây là chất lượng
    xe) của đối tượng giao dịch. Một ví dụ cho sự bất cân xứng thông tin về hành động là
    mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người bán hàng hay người thừa hành nói
    chung. Người chủ doanh nghiệp không biết một cách chính xác là liệu người bán hàng
    có tận tâm với công việc hay không vì sự nỗ lực không phải lúc nào cũng có thể được
    quan sát trực tiếp và được đo lường một cách chính xác.
    Để phân biệt ba lớp bài toán này, chúng ta có thể sử dụng tiêu thức đơn giản sau.
    Trong tình huống lựa chọn ngược, bên có lợi thế về thông tin có một đặc điểm nào đó
    (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lành mạnh về tài chính
    v.v.) mà bên kia không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đối; và vì vậy bên có lợi thế
    thông tin tìm cách che giấu hay bóp méo những thông tin có tính cá nhân này (private
    information) theo hướng có lợi cho mình. Ngược lại, bên bất lợi về thông tin phải tìm
    cách để buộc bên kia phải bộc lộ đặc điểm của mình thông qua những chính sách hay
    ràng buộc nào đó. Cũng tương tự như vậy cho tình huống rủi ro đạo đức, chỉ khác là
    trong tình huống rủi ro đạo đức, có một sự bất cân xứng thông tin về hành động của các
    bên tham gia, và bên có lợi thế về thông tin cố gắng che đậy hoặc gây nhiễu hành
    động theo hướng có lợi cho mình. Còn trong bài toán phát tín hiệu, người có thông tin
    cá nhân (đồng thời là người có lợi thế về thông tin) có nhu cầu phát tín hiệu để thông
    tin cho bên kia về những đặc điểm hay hành động của mình.
     
Đang tải...