Tài liệu thời trang - ngành công nghiệp Việt

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: thời trang - ngành công nghiệp Việt

    LỜI CẢM ƠN

    Trước khi hoàn thành quá tŕnh t́m hiểu và nghiên cứu bài khoá luận tốt nghiệp ngành thời trang . Em xin gửi tới thầy cô giáo trong khoa Tạo dáng công nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội những lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất .
    Với sự giúp đỡ hết sức tận t́nh của thầy cô đă giúp em cảm thụ và hiểu được cái hay cái đẹp của nghệ thuật .
    Trong suốt thời gian qua em đă được rèn luyện trên ghế nhà trường và trải nghiệm thực tế . Em đă rút ra được những bài học kinh nghiệm cho ḿnh .
    Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế thời trang ? và các thầy cô đă giúp đỡ em hiểu được điều đó .
    Khoa tạo dáng công nghiệp - Viện Đại học Mở Hà Nội như chiếc nôi để bao bọc, nâng đỡ và nuôi dưỡng em được trưởng thành vững bước trên con đường đời để thực hiện những ước mơ hoài băo của ḿnh .
    Những ước mơ , hoài băo đó sẽ trở thành hiện thực dưới sự d́u dắt, dạy bảo của các thầy cô trong khoa .
    Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn công lao to lớn của thầy cô đă d́u dắt, dạy bảo em trong suốt 5 năm học đại học . Đặc biệt là quá tŕnh hoàn thành bài tốt nghiệp này.


    Sinh viên :
    Nguyễn Thị Thu Trang



    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong sự phát triển của xă hội hiện đại thời trang là một ngành công nghiêp đóng vai tṛ vô cùng quan trọng đối với con người đặc biệt là với giới trẻ .
    Thời trang không phải chỉ thể hiện lối sống thẩm mỹ ,tŕnh độ của một nhóm người hay một cá nhân .Mà thời trang c̣n thể hiện dược đặc trưng văn hoá của một cộng đồng . Chính điều này giúp chúng ta phân biệt được tộc người này với tộc người khác .
    Khái niệm thời trang của người Việt chỉ được đặt ra khoảng những năm 30 của thế kỷ XX . Sau một thời gian bị loá mắt trước những làn sóng thời trang du nhập từ nước ngoài vào . Trang phục người Việt giờ đây đă lắng sâu thể hiện rơ bản chất dân tộc của ḿnh hơn . Nó vừa mang tính đa năng , thự tiễn , tiếp thu các yếu tố thời trang trên thế giới .
    Đó chính là con đường phát triển hợp lôgic của trang phục Việt từ truyền thống đến hiện đại trong quá tŕnh hội nhập .
    Bởi vậy thời trang - ngành công nghiệp Việt ngày một phát triển vươn cao tới tầm quốc tế. Sánh bước với các cường quốc năm châu trên thế giới .










    CHƯƠNG I : NHỮNG NÉT CHUNG VỀ NGÀNH THIẾT KẾ

    1.1 Giới thiệu chung về ngành thiết kế :
    1.1.1 Design là ǵ :
    Design đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng trong đời sống xă hội . Nó không chỉ mang lại vẻ đẹp cho con người mà c̣n đem lại sự tiện lợi hữu ích trong lao động sáng tạo . Bởi vậy có rất nhiều khái niêm về Design
    Có người cho rằng Design là hoạt động sáng tạo nhằm xác định đặc tính h́nh thức của các đồ vật mà người ta muốn sản xuất theo công nghiệp . Không nên hiểu những đặc tính h́nh thức chỉ là những tính chất bên ngoài cho 1 đồ vật , cần có thống nhất chặt chẽ với toàn bộ sản phẩm .
    Ông Solovies người đức có định nghĩa Design là hoạt động sáng tạo có mục đích thiết lập một môi trường đồ vật hài hoà , thoả măn đầy đủ nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người mục đích đó đạt được bằng cách xác lập các chất lượng h́nh thức đồ vật tạo nên bởi nền sản xuất công nghiệp
    Design chính là thiết kế , là quá tŕnh thai nghén để có được một sản phẩm tốt và tồn tại lâu dài trong ḷng công chúng .
    Design là một từ tiếng Anh được dùng vào thế kỷ 17 để chỉ bố cục của một tác phẩm . Nhưng nguồn gốc thật sự của Design là từ tiếng la tinh : Designare, vừa có nghĩa là vẽ , vừa có nghĩa là có một ư định . Theo thời gian, chữ Design tự thân nó đă mang một ư nghĩa quốc nội , thể hiện quốc hồn quốc tuư của một quốc gia . Nếu như người Anh có những cabin điện thoại công cộng sơn mầu đỏ , người Đức có những sản phẩm điện gia dụng Braun, th́ người Pháp có những chiếc nồi Le Creuset . Mỗi một sản phẩm này đều được xem là h́nh ảnh của đất nước và được cả thế giới biết đến . V́ thế, ở những nghĩa chung nhất, từ Design không bao giờ đại diện cho cái ǵ đó gọi là cao sang mà bao gồm tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày, từ việc sử dụng chất liệu cho đến các công đoạn tạo dáng sản phẩm . Đây là một công việc phức tạp và đ̣i hỏi tính sáng tạo cao. Chuyên viên Design Mario Bellini từng nói : Măi đến ngày nay, thiết kế một chiếc ghế cũng khó khăn như xây một ngôi biệt thự vậy !
    Khi xuẩt bản bộ sách về Design, giám đốc Emilia Terragni giải thích : Chúng ta ngày càng đ̣i hỏi cao hơn khi lựa chọn các sản phẩm trên thị trường và đôi khi chọn sản phẩm chỉ v́ yêu thích thương hiệu đó mà thôi . Từ đó có thể nghiệm ra rằng đằng sau một chiếc ghế một chiếc đèn bàn , một chiếc đồng hồ đều ẩn chứa ư nghĩa chuyển tải rất súc tích và dấu ấn của cả thời đại , một xă hội và một tâm hồn .
    Như vậy , chuyên viên Design gánh vác một trách nhiệm nặng nề . Họ có nhiệm vụ phải luôn tư vấn ḿnh về ư nghĩa hữu dụng và giá trị tinh thần của một sản phẩm , sao cho sản phẩm đó phải có chất lượng tốt và thoả măn được các tiêu chuẩn cơ bản nhất của thời đại mà nó được tạo ra . Nói tóm lại , Design chính là quá tŕnh thai nghén để có được một sản phẩm tốt và tồn tại lâu dài trong ḷng công chúng .
    1.1.2 lịch sử Design :
    Danh từ Design có xuất sứ từ chữ Disegno của tiếng Latinh , có từ thời Phục Hưng , có nghĩa là phác thảo , thuật vẽ thiết kế bản vẽ và là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác , công việc của sự sáng tạo . Thời đó thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các hoạ sĩ vẽ tranh , tạc tượng vv và hơn nữa đó vẫn chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn ( Full-time professional ) mà gắn kết như một thuộc tính của hoạ sĩ nhà điêu khắc hay các nghệ nhân .
    Tại Anh , vào thế kỷ 16 , khái niệm này đă mở rộng hơn như là “lập tŕnh một cái ǵ đó để thực hiện ” , “ thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghệ thuật ” hoặc “phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ ” .
    Design là phác thảo , thết kế , chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp . Design là nghề giáp danh giữa khoa học và nghệ thuật .Với quá tŕnh công nghệ hoá cũng là quá tŕnh h́nh thành lịch sử của Design và bắt đầu vào khoảng thế kỷ 19 .
    Design công năng và h́nh thức sản phẩm :
    Trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng điểm phân biệt căn bản với mỹ thuật tạo h́nh chính là ở công năng vật chất của sản phẩm . Lịch sử Design và quá tŕnh phát triển của Design chính là vấn đề quan niệm phần hơn của h́nh thức hay công năng và cuộc tranh luận về công năng hay h́nh dáng của sản phẩm trong thế kỷ XX lại càng trở nên bất phân thắng bại .
    Nếu như trước đây , thời Design thủ công , vấn đề h́nh thức sản phẩm được nâng thành tác phẩm nghệ thuật để chứng tỏ tài ba và sự khéo léo của bàn tay con người, công năng sản phẩm được xếp hàng thứ yếu và được coi như một phần của chính h́nh thức sản phẩm. Ngay cả các phong trào nghệ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng chỉ là những thay đổi mang tính h́nh thức bởi những người tiên phong chỉ chủ trương t́m kiếm h́nh thức mới của hoa văn trang trí cho sản phẩm để phù hợp với thời đại công nghiệp hóa đang diễn ra khắp châu Âu khi đó.
    Chính v́ thế những motive h́nh dáng sản phẩm ít thay đổi Có nghĩa là những vấn đề mang tính thẩm mỹ cũng không có những thay đổi triệt để, mặc dù cũng đă có những nghệ sĩ cấp tiến như Adolf Loos (trường phái Secession Vienna, Áo) hô hào “Hoa văn là tội ác” và kêu gọi hướng tới thẩm mỹ hiện đại – thẩm mỹ không hoa văn trang trí, nhưng thực ra phong trào nghệ thuật hiện đại thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “gột rửa hoa văn trang trí”mà không hướng tới thẩm mỹ công nghiệp mới và mang nặng tính thủ công mỹ nghệ, cũng bởi do chủ trương phản đối công nghiệp sản xuất hàng loạt.Chỉ sau khi đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc năm 1918 và xu thế phát triển công nghiệp hóa đă được khẳng định th́ vấn đề Design công nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết, đ̣i hỏi có những quan niệm thẩm mỹ công nghiệp hiện đại tương thích phương thức sản xuất công nghiệp. Trường Bauhaus ở Weimar của Đức được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Mỹ nghệ Weimar do Henry van de Velde (kiến trúc sư, Design Bỉ, cha đẻ của Trường phái Tân Nghệ thuật Bỉ) làm Giám đốc và Viện hàn lâm nghệ thuật Weimar do Muthesius làm giám đốc đă xác định được rơ nét xu hướng tạo dáng công nghiệp mới dựa trên nền tảng lấy công năng của sản phẩm làm gốc và h́nh thức phải tuân theo công năng.Khẩu hiệu nghệ thuật “H́nh dáng theo công năng” (Form follows function) trở thành tôn chỉ nghệ thuật của phái Công năng chủ nghĩa (Funtionalism) coi trọng công năng hơn h́nh thức. Đó cũng chính là phong cách Design công nghiệp tiêu biểu của thế kỉ XX phù hợp phương thức sản xuất công nghiệp hàng loạt, trở thành mẫu mực cho việc phát triển Designer công nghiệp ở các nước đang tiến hành công nghiệp hóa như Việt Nam. Design hỗ trợ cho sản xuất công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mang lại hiệu quả kinh tế nhất là cho những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực Design đồ họa quảng cáo
     
Đang tải...