Tài liệu Thói quen

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thói quen hình thành như thế nào?
    Tất cả những sự thành thạo trong cuộc sống mà chúng ta có được là từ đâu? Việc xác định được nguồn gốc của các thói quen cho phép chúng ta phát triển những kỹ thuật học tập mới cho bệnh nhân về trí nhớ.

    Một ngày dài trôi qua, với những công việc mệt mỏi. Chiều tối, chiếc xe của bạn lại đưa bạn trở lại con đường về nhà. Và bạn lái xe về nhà trên con đường quen thuộc như để ở chế độ lái tự động. Bạn chẳng hề nhớ những lúc bạn mới học lái xe, càng không nhớ tới thời điểm đầu tiên bạn đã đi trên con đường này. Nhưng việc lái xe của bạn hoàn toàn chẳng có khó khăn gì.

    Những cơ chế tự động như vật thường được chi phối bởi một trí nhớ gọi là “trí nhớ tiến trình” do các dây thần kinh tạo ra. Hiện, trí nhớ này đang là đối tượng của nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Những nghiên cứu cho con người hiểu biết hơn về các cơ chế liên quan tới chức năng của trí nhớ tiến trình, và biết thêm nhiều hơn nữa cả các loại trí nhớ khác, thí dụ trí nhớ sự kiện hoặc trí nhớ tình huống.

    Bergson, người khởi xướng

    Trí nhớ tiến trình thực ra đã là đề tài của các nhà triết học, trong đó phải kể đến Henri Bergson, người đã nhắc tới tên của loại trí nhớ này trong tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ”, xuất bản từ năm 1896. Bergson không chỉ là người đầu tiên quan tâm tới trí nhớ dưới hình thức tạo ra các lý thuyết nhận thức hiện đại. René Descartes, Pierre Maine de Biran và Théodule Ribot là những người đề cập tới nó trước cả ông. Nhưng, đối với tất cả các nhà tâm lý học quan tâm tới chức năng tâm lý này, việc đọc tác phẩm “Chất liệu và Trí nhớ” luôn là một điều thú vị.

    “Quá khứ biểu hiện ở hai hình dạng khác nhau: Trong các cơ chế thúc đẩy và trong các kỷ niệm độc lập”. Cái định đề mà Bergson đưa ra đã cho thấy có hai loại trí nhớ với đặc tính tự nhiên khác nhau và hoàn toàn phù hợp với các mô hình hiện nay trong cấu trúc trí nhớ của con người. Cái khác biệt này thực ra lại liên quan tới một khác biệt khác được hình thành từ năm 1980, đã được Neal Cohen và Larry Squire (ĐH California) tìm ra. Trong khi chỉ ra rằng các bệnh nhân về trí nhớ có thể học một cách đọc mới mà không cần nhớ tới các buổi học ra sao, các nhà nghiên cứu đã phân biệt được giữa trí nhớ tuyên bố - loại trí nhớ về “hiểu tại sao” với trí nhớ tiến trình - trí nhớ về cách “hiểu thế nào”.

    Trí nhớ tuyên bố cho phép chúng ta nhận biết các chi tiết - một loại trí nhớ tình tiết và những sự kiện-trí nhớ ngữ nghĩa. Trí nhớ tình tiết bao gồm những kỷ niệm về cuộc đời của chúng ta, thí dụ một tai nạn ô tô, những lần hẹn hò đầu tiên với người yêu Còn trí nhớ ngữ nghĩa lại lưu trữ tất cả những gì chúng ta đã học trong suốt cuộc đời: Một thực đơn làm bếp, một trận chiến ác liệt
    [​IMG]

    Trong thí nghiệm “Hành trình Toronto” được thực hiện tại Đại học Caen, những người tham gia đã phát hiện và tạo ra được cơ chế tự động nhờ việc thực hành rất nhiều.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...