Báo Cáo Thời kỳ quá độ và nền kinh tế nhiều thành phần tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời kỳ quá độ và nền kinh tế nhiều thành phần tại việt nam

    THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TẠI VIỆT NAM
    LỜI NÓI ĐẦU
    a) Thời kỳ quá độ.
    “Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới –xã hội xã hội chủ nghĩa . Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi ,giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào việc xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất-kỹ thuật,kinh tế,văn hoá tư tưởng . Nói cách khác kết thúc thời kỳ quá độ khi đã xây dựng cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất , cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa” [giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lenin,nhà xuất bản chính trị quốc gia,Hà Nội 2005 trang 266]
    Đặc điểm lớn nhất ,cơ bản nhất của nền kinh tế thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.Trong thời kỳ quá độ,nền kinh tế cũng có tính chất quá độ, nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tương tự với nền kinh tế nhiều thành phần chính là sự tồn tại nhiều giai cấp , nhiều hình thức sở hữu trong xã hội . Và mâu thuẫn lớn nhất trong thời kỳ quá độ chính là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Vì thế thời kỳ này chưa có thành phần kinh tế thống trị chi phối mà chỉ có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cũng chính vì vậy, cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là quá trình cách mạng hết sức gay go, phức tạp và quyết liệt để tiến tới đảm bảo cho thành phần kinh tế chủ nghĩa xã hội giữ vai trò chủ đạo.
    b) Nền kinh tế nhiều thành phần :
    “Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất” [Giáo trình kinh tế chính trị Mac-LeNin, nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà Nội 2005 trang 308]
    Nền kinh tế nhiều thành phần là nền kinh tế bao hàm nhiều thành phần minh tế khác nhau , nhiều hình thức sở hữu khác nhau mà trong đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một môi trường hợp tác và cạnh tranh.
    Việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ là tất yếu , khách quan bởi : trong thời kỳ quá độ kết cấu xã hội còn đan xen nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp trong xã hội, vì vậy lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau. Về quan hệ sản xuất ,tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu nền kinh tế nhất thiết phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Mặt khác chế độ sở hữu và tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức khác nhau tức là sẽ dẫn tới việc tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần và các thành phần kinh tế tồn tại biệt lập với nhau những mang mối quan hệ hữu cơ tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
    2. Thời kỳ quá độ và nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam :
    a) Thời kỳ quá độ tại Việt Nam.
    “ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa , nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa , đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất , xây dựng nền kinh tế hiện đại” [ Đảng cộng sảm việt nam : văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia -Hà Nội 2001, trang 84 ]. Điều này cũng nói lên rằng : nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ , lao động thủ công là phổ biến .Để tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi vừa có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vừa có nền đại công nghiệp hiện đại và phát triển. Chính vì vậy trong thời kỳ quá độ tại Việt Nam vừa đòi hỏi phải xây dựng quan hệ sản xuất hoàn toàn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời xây dựng một lực lượng sản xuất , cong nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .Vì thế ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế nhiều thành phần. “Đảng ta đã xác định và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , vận động cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đó chính là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” [Đảng cộng sản Việt Nam : văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX . nhà xuất bản chính trị quốc gia -Hà Nội 2001 trang 86 ]. Việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với lực lượng sản xuất không đồng đều ở nước ta , phù hợp với yêu cầu quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ , kết hợp với chủ động hội nhập quốc tế. Đảng ta khẳng định “mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất , phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội , nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt quản lý , sở hữu, phân phối” [Đảng cộng sản Việt Nam , văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2001, trang 86-87 ]
    b) Nền kinh tế nhiều thành phần tại Việt Nam :
    Theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 đã xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam có 6 thành phần :
    - Kinh tế nhà nước
    - Kinh tế tập thể
    - Kinh tế cá thể tiểu chủ
    - Kinh tế tư bản tư nhân
    - Kinh tế tư bản nhà nước
    - Kinh tế có vốn nước ngoài
    Các thành phần kinh tế có sự khác nhau rõ nét về hình thức sở hữu về phương thức tổ chức quản lý và do đó khác nhau cả về hình thức thu nhập . Tuy nhiên tất cả các thành phần kinh tế này đều xuất phát từ yêu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế và xã hội ta . Vì vậy, mỗi thành phần kinh tế đều là bộ phận của nền knhi tế quóc dân . Cúng có vị trí, vai trò nhất định trong một hệ thống kinh tế thống nhất có sự quản lý của nhà nước .
    Vị trí vai trò của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân:
    ã Kinh tế nhà nước :
    Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu ) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước ).
    Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước , các tài sản thuộc sở hữu nhà nước như : đất đai, tài nguyên , khoáng sản , kết cấu hạ tầng , các nguồn dự trữ và cả phần vốn của nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định rằng kinh tế nhà nước cần tập trung vào những nghành , lĩnh vực chủ yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội , hệ thống tài chính ngân hàng , bảo hiểm , những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ quan trọng , doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc phòng Như vậy vị trí của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân là rất quan trọng và to lớn . Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ,là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế , là lực lượng sản xuất vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    ã Kinh tế tập thể :
    “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn cùng kinh doanh , tự quản lý theo nguyên tắc tập trung , bình đẳng cùng có lợi”. [Giáo trình kinh tế chính trị Mac- LeNin, nhà xuất bản chính trị quốc gia -Hà Nội 2005-trang 313 ].
    Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng , nòng cốt là dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể . Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của đảng đã nêu nhiệm vụ phải phát triển kinh tế hợp tác xã với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao theo nguyên tắc tự nguyện , cùng có lợi , quản lý dân chủ . Kinh tế tập thể phát huy được sức mạnh lao động tập thể mà lao động cá nhân không có được . Đồng thời tạo việc làm và cung cấp vật phẩm tiêu dùng cho xã hội , nguyên liệu cho công nghiệp , hàng hoá cho xuất khẩu .
    ã Kinh tế cá thể – tiểu chủ :
    Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu cá thể (tư nhân nhỏ )về tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động cá nhân của người lao động hoặc có thuê số ít lao động làm thuê. Kimh tế cá thể –tiểu chủ hiện nay được thể hiện là lao động cá thể của các hộ tư nhân nhỏ hoặc các doanh nghiệp nhỏ .
     
Đang tải...