Tiểu Luận THỜI KỲ HẬU HỆ THỐNG BRETTON WOODS:cuộc khủng hoảng dầu hỏa ,Khủng hoảng tài chính Đông Á ,Khủng hoả

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. CÚ SỐC DẦU HỎA ĐẦU TIÊN


    1. Nguyên nhân


    Tình hình chính trị bất ổn và thiếu hụt dầu dường như đã trở thành “cơ duyên” của “khủng hoảng dầu mỏ”. Nhưng sự thực có phải chỉ đơn giản như vậy không? Thời gian xảy ra “khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất” trùng hợp hay lại khá khớp với với thời gian các nước Arập khởi động “vũ khí dầu mỏ”,tẩy chay chống lại Mỹ và Israel

    Hơn nữa, nguyên nhân sâu xa là vào tháng 8 năm 1971, tổng thống tạm nhiệm Nixon tuyên bố “chính sách kinh tế mới”, chính sách tiền tệ đặt trọng tâm vào đồng USD theo “hệ thống Bretton Woods” được thiết lập sau chiến tranh thế giới đã phá sản, nước Mỹ không tiếp tục theo đuổi việc đáp ứng các nghĩa vụ đổi USD thành vàng cho các nước khác. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và lương thực cần dùng.

    “Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp 2 lần nâng giá dầu thô, từ mức 3,01 USD/thùng lên tới 11,65 USD/thùng, mức tăng là gần 4 lần. Trong bầu không khí hoảng loạn, từng hàng xe xếp dài trước các trạm đổ xăng trên khắp nước Mỹ. Đó chính là “cuộc khủng hoảng dầu thô lần thứ nhất”.




    III. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐÔNG Á


    1. Giới thiệu:


    Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan vào tháng 7/1997 rồi lan sang các thị trường tài chính khác trong đó có cả các con hổ châu Á.

    Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan là những nước chịu tác động mạnh nhất. Hongkong, Lào, Philippines, Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Trung Hoa Đại Lục, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng.

    Khủng hoảng 1997 là khủng hoảng toàn cầu vì tác động của nó lan tới tận các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.


    2. Biểu hiện:


    Sự mất giá nhanh của các đồng tiền với quy mô chưa từng có.

    Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của hệ thống ngân hàng và tài chính quốc gia.

    Sự thua lỗ và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp.


    3. Nguyên nhân:


    a. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...