Luận Văn Thời kì quá độ lên CNXHở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời kì quá độ lên CNXHở VN



    Phần I: Lời mở đầu

    Đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.Và trong thời kì quá độ Đảng và nhà nước đã có những sự đổi mới toàn diện đất nước và đã khẳng định “phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý bỏu nhất, cú vai trũ quyết định đối với sự phát triển của đất nước là yếu tố cơ bản”. Trong đó sinh viên chúng ta là lực lượng nòng cốt cơ bản để sau này đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình hiện đại hoá- công nghiệp hoá nền kinh tế đất nước, đưa đất nước tiến nhanh, tiến chắc lên chủ nghĩa xã hội; Và sinh viên là lực lượng đi tiên phong trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mỗi sinh viên cần hiểu rõ về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để có sự hiểu biết sâu sắc để nắm vững tư tưởng, tiếp tục xây dựng, củng cố một bản lĩnh chính trị, một quyết tâm, một lòng kiên trì để có thể có cách học tập hợp lý để sau này ra xây dựng đất nước đưa đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó em viết về đề tài “Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” để có thể hiểu rõ về quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay từ đó có những phương hướng học tập để đạt kết quả cao trong học tập sau này ra xây dựng đất nước góp một phần công sức đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội.

    Lần đầu tiên viết một bài đề án kinh tế chính trị , mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi sơ suất và nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây của các bạn và thầy cô giáo để có sự hoàn thiện hơn về những bài viết sau.






    Phần II: Nội dung đề án

    Chương 1:Lý luận chung
    1.Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về thời kì quá độ
    C.Mác khẳng định: “ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là một thời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Tức là giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cần có một cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen dựa vào tình hình của nước Nga lúc bấy giờ cũng đã nêu nên khả năng các nước còn đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa có thể chuyển thẳng lên hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa và khả năng phát triển rút ngắn của các nước này bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.Tuy nhiên hai ông đã không chỉ ra đươc nội dung của thời kì quá độ và nhiệm vụ cụ thể gì cần đạt được trong thời kì quá độ.
    Theo lý luận của V.I.Lênin thì ông cho rằng mọi quốc gia phát triển hay kém phát triển về kinh tế đều có khả năng khách quan để vượt qua thời đại tư bản chủ nghĩa và bước vào thời đại xã hội chủ nghĩa với những điều kiện nhất định. Và để lên được chủ nghĩa xã hội các nước cần phải trải qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện, từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền , bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công các cơ sở của xã hội xã hội chủ nghĩa về vật chất kĩ thuật, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Nói cách khác, kết thúc thời kì quá độ khi đã xây dựng xong cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng xã hội xã hội chủ nghĩa. Ông đã vạch ra được những nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kì quá độ cần đạt đượcvà nêu được con đường đi mà các nước cần thực hiện.
    1.2. Tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    Sau năm 1954, miền Bắc được hoà bình, chúng ta đã bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.Từ năm 1975 sau khi đất nước hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử vì:
    Toàn thế giới đã bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội lỗi thời, sớm hay muộn cũng bị thay thế bằng hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Đặc điểm của thờ đại ngày nay là thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ xây dựng xã hội mới là một quá trình cách mạng sôi động trả qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan hợp với quy luật của lịch sử. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch.
    Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX. Nhờ đi con đường ấy mà nhân dân ta đã làm cách mạng tháng tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người dân được ấm no, tự do, hạnh phúc.Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế thời đại. Điều đó đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
     
Đang tải...