Thạc Sĩ Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được công bố ngày 09/7/1998, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1989, quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Qua 15 năm triển khai thực hiện, bộ luật tố tụng hình sự đã thể hiện quan điểm đổi mới về tố tụng hình sự ở nước ta, ta phù hợp với xu thế của thời đại là phát huy dân chủ, bảo vệ các quyền lợi và ích hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng Bộ luật Hình sự, đấu tranh phòng và chống tội phạm.

    Từ khi Bộ luật đi vào cuộc sống, hoạt động tố tụng hình sự đã thực sự chính quy hoá, mang tính khoa học, đóng góp vào thành quả chung của công cuộc đổi mới của Nhà nước ta trong những năm qua, mang lại niềm tin và sự phấn khởi trong nhân dân.

    Tuy nhiên, trước yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn mới, một số quy định cụ thể về các hoạt động tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự không còn phù hợp, tình trạng vi phạm tố tụng hình sự như bắt người, tạm giữ, tạm giam oai sai, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử quá hạn luật định xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc.

    Đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, quán triệt tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp được đề ra tại Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 01/01/2002, Bộ luật tố tụng hình sự đã được sửa đổi một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; nêu cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với công dân, đảm bảo và đề cao các quyền tự do dân chủ của công dân; đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng được sửa đổi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi cao hơn, tạo điều kiện cho những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình.

    Để góp phần đảm bảo hiệu lực của Luật tố tụng hình sự, hiệu quả của tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mới đã quan tâm thích đáng đến vấn đề thời hạn. So với những quy định trước đây, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 các loại thời hạn được quy định rõ ràng, chặt chẽ, các giai đoạn, hoạt động tố tụng nào cũng gắn liền với một thời hạn nhất định. Thời hạn tố tụng được xem như là một chỉ tiêu bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện.

    Mọi hoạt động tố tụng đều diễn ra trong thời gian, vì thế có thể khẳng định rằng vấn đề thời hạn trong tố tụng hình sự liên quan đến nội dung, ý y nghĩa, chất lượng, hiệu quả tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, ngay trong Bộ luật tố tụng hình sự mới các quy định về thời hạn cũng chưa hoàn toàn đầy đủ, khoa học. Mặt khác chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề thời hạn trong tố tụng hình sự Với ly do đó, tôi đã chọn đề tài "Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam" để viết luận án cao học.

    2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

    Mục đích của luận án là làm rõ một số lýy luận cơ bản về thời hạn như khái niệm thời hạn, ýy nghĩa thời hạn, căn cứ xác định thời hạn, phân loại thời hạn trên cơ sở phân tích các loại thời hạn cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành: Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về áp dụng thời hạn tố tụng hình sự nói riêng trong thực tiễn những năm gần đây, rút ra những kết quả đạt được những hạn chế cần khắc phục. Đề xuất một số ýy kiến nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.

    Mục đích và phạm vi nghiên cứu nói trên đặt ra cho luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

    - Nghiên cứu về thời hạn trong tố tụng hình sự

    - Nghiên cứu về một số loại thời hạn cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự: thời hạn trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra, thời hạn xét xử, thời hạn thi hành bản án và quyết định của toà án, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

    - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.

    - Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Luận án được thực hiện trên cơ sở lýy luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Quan điểm của Đảng về vấn đề phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách tư pháp ở nước ta.

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp; lịch sử, so sánh, thống kê, phương pháp xã hội học, phân tích, tổng hợp để làm sáng tổ nội dung vấn đề.

    4. Cơ cấu của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 2 chương:

    Chương 1: Những quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.

    Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn trong tụng hình sự và một số kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...