Luận Văn Thời hạn khiếu nại trong hoạt động TM: Pháp luật, thực tiễn tài phán và các quan điểm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thời hạn khiếu nại trong hoạt động TM: Pháp luật, thực tiễn tài phán và các quan điểm
    Giới thiệu chung

    Luật Thương mại 2005 (LTM 2005) không còn quy định: “quá thời hạn khiếu nại, bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại trọng tài, toà án có thẩm quyền” như khoản 1 Điều 241 Luật Thương mại 1997 (LTM 1997). Thực tế lập pháp đó làm nảy sinh vấn đề: tòa án hay trọng tài phải quyết định như thế nào trong trường hợp tương tự, khi không còn quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của việc bỏ qua thời hạn khiếu nại?
    I. Thời hạn khiếu nại theo LTM 1997 và thực tiễn tài phán

    1. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 không quy định về thời hạn khiếu nại. Bởi vậy, vấn đề này không hề xuất hiện trong thực tiễn tài phán liên quan đến Pháp lệnh này. Thậm chí, Pháp lệnh này cũng không quy định thời hiệu khởi hiện như các văn bản pháp luật nội dung sau này. Tuy nhiên, các bên hợp đồng kinh tế cũng chỉ có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc từ ngày một bên cho là đã có vi phạm xảy ra (1). Thời hạn sáu tháng này sau đó cũng được Pháp lệnh về thủ tục xét xử các vụ án kinh tế năm 1994 tiếp nhận dưới hình thức thời hiệu khởi kiện (2). Dường như cả hai pháp lệnh này đều đã thể hiện chức năng đặc thù của pháp luật thương mại là đòi hỏi các tranh chấp phát sinh phải sớm được các bên tìm cách giải quyết thông qua quy định về thời hạn yêu cầu giải quyết tranh chấp hay thời hiệu khởi kiện ngắn (3).
    2. LTM 1997 không thay thế Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, bởi vì phạm vi điều chỉnh của Luật này hẹp hơn, chỉ là hoạt động thương mại theo nghĩa hẹp, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, được cụ thể hóa bằng 14 hành vi thương mại khác nhau (4), trong đó dịch vụ thương mại chỉ bao gồm các dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hóa (5). Như vậy, xét từ góc độ pháp luật hợp đồng thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 là luật chung (lex generalis), còn các quy định về hợp đồng trong LTM 1997 là luật riêng (lex specialis). Bản thân LTM 1997 không quy định rõ mối quan hệ giữa Luật này với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 (6), nhưng các cơ quan tài phán đều tuân theo nguyên tắc: Đối với các hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM 1997 thì áp dụng quy định của Luật này, chỉ khi Luật này không điều chỉnh một vấn đề nào đó liên quan đến hợp đồng thì mới áp dụng quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn, do LTM 1997 không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng trong hoạt động thương mại, nên việc xem xét hợp đồng đó có vô hiệu hay không được căn cứ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (7).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...