Chuyên Đề Thời Gian Nghệ Thuật Trong Thơ Đường

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ, nói cách khác nó theo đúng biện chứng nghệ thuật. Điều này có nguồn gốc sâu xa là sự phát triển đến độ chín muồi của tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường). Ở đó có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời nó cũng chế ước lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế (mặc dù Nho được ủng hộ bởi triều đình), khiến cho tư duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình.

    Thời gian nghệ thuật là những cảm thức về thời gian độc đáo và riêng biệt của các tác giả mà biểu hiện của nó chính là sự diễn tả thời gian trong những câu thơ của mình.Và đôi lúc nó được khái quát lên thành một hình tượng mà hình tương này luôn mang tâm lý và quan niệm chủ quan của tác giả về thời gian. Nó là phương tiện nghệ thuật sinh động để phản ánh tâm tư, thể hiện những ám ảnh, cảm xúc thẩm mỹ và ý thức về thời gian của chủ thể trữ tình. Đơn vị thời gian trong thơ Đường thường kết hợp với các thành tố phụ bao quanh nó nên đã tạo thành những mốc thời gian mang tính ước lệ. Những mốc thời gian ấy vừa mang tính quan niệm, vừa là thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong truyền thống thơ phương Đông. Những cảm thức về thời gian của các tác giả thơ Đường đa phần là giống với cảm thức về thời gian của Khổng Tử khi đứng bên bờ sông: “Cái mất đi như thế sao, bất kể ngày đêm.” Ta có thể tìm hiểu điều này qua bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
    Bạch vân thiên tải không du du.
    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
    Phương thảo thê thê Anh Vũ[SUP][2][/SUP] châu.
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
    Đây là bài vịnh ngôi lầu Hoàng Hạc được chép lại ngay trên bức vách của lầu. Hoàng Hạc lâu được xem là nơi cao nhất để ngắm cảnh, thưởng nguyệt xem hoa, là nơi dạo chơi và là nguồn cảm tác thơ lí tưởng. Ta thấy một Thôi Hiệu ở lầu Hoàng Hạc buồn nhớ đến người xưa mà cảm thấy thong cho số phận mong manh của mình giữa dòng đời, dòng thời gian vội vã. Tác giả miêu tả thiên nhiên và cũng đã lấy thiên nhiên để so sánh với cuộc đời mình. Phương thức miêu tả ấy phổ biến trong phong cách chung của thơ Đường, bất kể tác giả là người ít tên tuổi như Thôi Hiệu, hay lừng lẫy trên thi đàn đương đại như Lý Bạch hay Đỗ Phủ. Càng cảm thấy nhỏ bé, con người càng cô độc với xung quanh, với đất trời, một cảm giác bơ vơ lạc long. “ Độc đăng đài” – một mình lên đài cao, để ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận của bản thân mình. Cảnh vật, thời gian là trường tồn nhưng con người lại luôn thay đổi. Một Thôi Hiệu ở lầu Hoàng Hạc buồn nhớ đến người xưa mà cảm thấy thong cho số phận mong manh của mình, một Đỗ Phủ với tấm thân gầy trăm bệnh mà vẫn một mình lên đài cao ngẫm nghĩ về số kiếp con người để cùng nhận ra rằng giữa cái bao la vô hạn của vũ trụ, con người that nhỏ bé, cô độc, số kiếp mong manh. Con người dù vĩ đại đến đâu rồi cũng mất hút vào không gian vô tận. Song cuối cùng, dấu tích còn lại chỉ là lầu Hoàng Hạc, bóng dáng mất hút, không hề trở lại một lần ( nhất khứ bất phục phản). Điều này không dành ngoại lệ cho bất kì ai, kể cả thiên tài, kể cả đó là vị tiên bị đày đọa xuống trần như Lý Bạch, hạ bút xuống là kinh mưa bạt gió, hay kể cả thánh thơ Đỗ Phủ với ngòi bút “ ngữ bất kinh nhân tử bất hưu”. Tài năng là thế, nhưng số phận của họ thật hẳm hiu. Một Lý Bạch ai cũng tri âm nhưng không dứt khỏi sự cô đơn, không thoát ra những ngược đãi của cuộc đời. Một Đỗ Phủ cả đời không tìm được tri âm, cuộc sống nghèo đói, tài thơ không nuôi sống được gia đình để rồi phải chết trong sự nghèo đói, cô độc. Chính vì xuất phát từ tư tưởng được rút ra qua bao lần bể dâu, sóng gió cuộc đời của chính mình, các tác phẩm của họ đều chứa đựng những nét độc đáo, những gì họ để lại cho đời là trường tồn mãi mãi với thời gian. Đó chính là một “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu tuy không được xếp vào một trong những nhà thơ lớn nhưng bài thơ lại đứng đầu trong số những bài thơ hay nhất. Đó là những áng thơ lãng mạn, phóng khoáng của Lý Bạch, là những bài thơ hiện thực có giá trị tố cáo kinh người của Đỗ Phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...