Tiểu Luận Thời đại đồ đá ở Thái Lan

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Dẫn Nhập tr.2
    Nội Dung . tr.4
    I. Thời đại đồ đá cũ ở Thái Lan tr.4
    1. Một số di chỉ khảo cổ học sơ kỳ đá cũ . . tr.4
    2. Lang Rongrien - thời Hậu kỳ đá cũ ở Thái Lan . .tr.5
    II. Hang Ma (Spirit Cave) - chuyển tiếp từ Hậu kỳ đá cũ sang
    giai đoạn đá mới tr.7
    III. Thời đại đá mới ở Thái Lan .tr.10
    1. Di chỉ khảo cổ học Nong Nor tr.10
    2. Di chỉ khảo cổ Khok Phanom Di . tr.12
    3. Di chỉ khảo cổ Bản Kao . tr.15
    IV. Đời sống cư dân tiền sử và vấn đề hình thành nông nghiệp
    trong thời đại đồ đá ở Thái Lan tr.18
    Tổng Kết tr.22
    Phụ lục hình ảnh tr.23
    Tài liệu tham khảo .tr.31
    1




    DẪN NHẬP
    Như đã biết tổ tiên loài người có nguồn gốc từ Châu Phi nhiệt đới, những dấu
    vết khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Sau khi tiến hóa thành người mà sơ khởi là
    Homo Habilis (người khéo léo) đã có một quá trình sống khá khó khăn chật vật phải
    đối mặt với những nguy hiểm rình rập của đời sống tự nhiên và nhất là của những động
    vật lớn như hổ báo Qua thời gian hàng vạn năm thì họ bắt đầu biết đến việc chế tác
    công cụ mà cơ bản ban đầu là đá. Nhờ biết chế tạo công cụ mà loài người mới có thể
    tồn tại và sống sót được mặc dù bản thân luôn bị săn đuổi bởi những kẻ săn mồi lớn
    như sư tử, báo và đại bàng. Do đời sống luôn phải đối mặt với những nguy hiểm vì vậy
    muốn tồn tại lâu dài đòi hỏi họ phải tập hợp, liên kết lại thành bầy đàn, quầy tụ với
    nhau để tạo ra sự chặt chẽ trong nội bộ. Do tiếp xúc nhiều nhóm người với nhau nên
    nhu cầu giao tiếp trở nên thiết yếu đồng thời một khi biết chế tạo công cụ thì bản thân
    não bộ của họ đã định hình suy nghĩ cần chế tác công cụ như thế nào ? Điều đó thúc
    đẩy dung tích não tăng và quan trọng nhất là xuất hiện ngôn ngữ. Một điều nữa là khi
    biết chế tác công cụ thì hai chi trước sử dụng linh hoạt hơn, cầm nắm công cụ về dần
    thì giúp cho việc sử dụng hai chi sau để đứng thẳng là chủ yếu, còn hai chi trước trở
    thành đôi tay để chế tác công cụ, cầm nắm tìm kiếm thức săn và xua đuổi thú. Qua
    hàng vạn năm thì loài người tiến lên một giai đoạn cao hơn đó là chuyển hóa thành loài
    mới là Homo Erectus (người đứng thẳng). Thành công quan trọng nhất đó là họ bắt
    đầu mở rộng địa bàn ra khỏi khu vực Châu Phi nhiệt đới mà họ tìm tới những khu vực
    mới như Châu Âu, Châu Á Trong đó có khu vực Đông Nam Á. Khởi đầu cho khu
    vực Đông Nam Á là Indonexia với việc tìm được mẫu xương người Homo Erectus ở
    Java. Từ đó giúp các nhà khảo cổ trong khu vực bắt đầu nghiên cứu đi tìm những di
    cốt của người cổ để chứng tỏ Đông Nam Á có thể là một trong cái nôi của loài người.
    Các nhà khảo cổ học cũng cho rằng khu vực Thái Lan cũng có thể nằm trong luồng di
    cư này, có thể là từ hai khu vực tiến vào Thái Lan đó là bắc Trung Quốc và Đông Nam
    Á hải đảo (Java). Những cuộc tìm kiếm đó cũng mất khá nhiều thời gian và tiền của.
    Tuy nhiên, những thành tựu đạt được là rất nhiều. Nó không chỉ mang lại những kết
    quả mong muốn như tìm được xương người Homo Erectus mà ở Thái Lan đã có cư
    dân đến sinh sống rất sớm và hết sức lâu dài với sự phát triển theo diễn trình của thời
    đại đồ đá (từ đá cũ đến đá mới). Và để tìm hiểu về thời đại đồ đá ở Thái Lan phát triển
    như thế nào ? Cư dân thời đại đó sống ra sao ? Hoạt động như thế nào để tồn tại thì
    cũng thu hút khá nhiều người thắc mắc và quan tâm. Do tính thiết yếu của vấn đề nên
    2




    tôi bắt đầu tìm hiểu và tiếp cận tư liệu của các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và khai
    quật ở Thái Lan để thực hiện đề tài “ Những dấu vết tiền sử thuộc thời đại đồ đá ở
    Thái Lan ”. Sự tiếp cận tư liệu cũng gây khá nhiều khó khăn do trình độ ngoại ngữ
    cũng như những quan điểm nhìn nhận của các nhà khảo cổ chưa thống nhất. Quan
    trọng nhất là không biết tiếng Thái Lan để tìm hiểu được dễ dàng hơn mà tiếp cận chủ
    yếu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Vì vậy cũng có khá nhiều sai sót trong
    quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, trong khi tiếp cận và thực hiện đề tài cũng đã dựa
    theo những quan điểm được chấp nhận rộng rãi cũng như trình bày vấn đề cho rõ ràng,
    mạch lạc. Mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...