Tiểu Luận Thọ Xuân-Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ ngày cách mang tháng 8 thành công đến nay,sự nghiệp thuỷ lợi nước ta đã thu được những thành công to lớn trong công cuộc chế ngự cải tạo thiên nhiên góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng đồng thời bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những hạn chế cần phải được khắc phục
    Công tác thuỷ lợi không có điểm dừng cho đến nay chơa có một quốc gia nào trên thế giới giải quyết xong vấn đề thuỷ lợi.ngay cả ở những nước phát triển.Kinh tế xã hội phát triển thì mâu thuẫn giữa con người và môi trường sống ngày càng phát sinh.Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hoá-Hiện dại hoá đất nước vì vậy yêu cầu đầu tư phát triển thuỷ lợi ngày càng cao.
    Từ những thành tựu đã đạt được và cả những tồn tại hạn chế trong đầu tư thuỷ lợi, trước tất cả những thách thức đang đặt ra. đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, xác định phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi trong sự phát triển chung của ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
    Bài viết này muốn đề cập đến vấn đề đầu tư thuỷ lợi trong thời kỳ đổi mới. Những thành tựu, tồn tại, xu hướng phát triển từ đó đưa ra giải pháp nhằm phần nào khắc phục được hạn chế đang tồn tại
    Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng nội dung bài viết còn nhiều hạn chế vì vậy rất mong các thầy cô giáo và bạn đọc đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn







    CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

    I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
    1.1. Đầu tư là gì?

    Thuật ngữ “đầu tư ” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hi sinh”. Từ đó, có thể coi “đầu tư ” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
    Tất cả những hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động đều nhằm mục đích chung là thu được lợi ích nào đó (về tài chính , về cơ sở vật chất, về nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức .) trong tương lai, lớn hơn những chi phí đã bỏ ra. Và vì vậy, nếu xem xét trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hành động này đều được gọi là đầu tư .
    Nguồn lực dùng để đầu tư bao gồm : vốn, lao động, đất đai, công nghệ, các nguồn lực này được kết hợp với nhau và đưa vào trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản vật chất, phi vật chất. Kết quả của hoạt động dầu tư phải cao hơn những chi phí đã bỏ ra.
    Về mặt thời gian hoạt động đầu tư diễn ra ở hiện tại và kết quả từ hoạt động này ở trong tương lai, đối tượng đầu tư thì rất rộng bao gồm cả tài sản vật chất, tài sản phi vật chất, đầu tư vào TSCĐ của xã hội và tài sản lâu bền.
    Ngoài cách định nghĩa trên thì còn rất nhiều khái niệm đầu tư khác nữa tuỳ theo góc độ người xem xét. Chẳng hạn đầu tư đứng trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Còn ở góc độ tiêu dùng thì đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùg ở hiện tại nhằm thu hút được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Hoặc đầu tư ở trên góc độ tài chính là một chuỗi những hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
    1.2.Vai trò của đầu tư
    1.2.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước

    * Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
    Về mặt cầu : Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế ( từ 24 – 28% ). Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và dẫn đến giá và các đầu vào của đầu tư cũng tăng theo.
    Về mặt cung : Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mìh lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
    *Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
    Với việc tăng đầu tư sẽ tăng công ăn việc làmdẫn đến giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân, do đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội .Nhưng bên cạnh dó thì do tăng đầu tư nộp tiền chi ra nhiều dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực xã hội.
    Giảm đầu tư : hạn chế được lạm phát, đời sống nhân dân ổn định, nhưng việc đầu tư ngược lại cũng làm giảm công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp tăng, làm ảnh hưởng tiêu cực xã hội.

    [​IMG]
     
Đang tải...