Chuyên Đề Thơ trung đại Việt Nam với cảm hứng yêu nước

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thơ trung đại Việt Nam với cảm hứng yêu nước


    VẤN ĐỀ

    Văn học trung đại Việt Nam nếu hình dung như một thứ màu
    vàng, một vụ quả bội thu thì mảnh đất gieo trồng của nó đầy máu,
    mồ hôi và cả ước mơ của người gieo hạt. Thế hệ ông cha chúng
    ta đã cần mẫn xới vun bằng tình yêu của mình với mảnh đất ấy.
    Sự nghiệp giữ nước gian khổ mà vinh quang, và ý thức trách
    nhiệm của người cầm bút đã đem đến văn học trung đại một cảm
    hứng lớn:cảm hứng yêu nước.
    Có thể nói, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam thể hiện
    trước hết ở lòng tự hào dân tộc. Chúng ta đã từng thấy dõng
    dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt là tiếng nói
    đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt
    Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng
    cho chủ quyền của nước:
    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận ở sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
    Đến vơi Nam quốc sơn hà, người đọc không khỏi ngỡ ngàng như đứng
    trước một công trình nhỏ bé,bến chắc mà tài hoa. Bài thơ
    hoàn toàn không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra
    tiếng quân reo, ngựa hí Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng
    được gợi lên từ tiếng nói tự hào dân tộc của một con người giàu
    lòng yêu nước và tinh thần tự chủ. Ở đây, ý thức tinh thần độc
    lập, tự chủ khá rõ nét. Bài thơ xứng đáng là một bản Tuyên ngôn
    độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Nếu không có lòng tự hào dân tộc
    thì khó có thể viết ra được những câu thơ đầy hoành tráng như
    thế.
     
Đang tải...