Tiểu Luận Thơ là tôn giáo của người Trung Hoa

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tôn giáo và nghệ thuật như đôi cánh nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình từ thuở hồng hoang đến buổi hiện đại. Các dân tộc có thể khác nhau về vô vàn đặc điểm nhưng đều gặp gỡ ở dấu ấn sâu sắc của tôn giáo và nghệ thuật, đó là một hằng số chung của nhân loại. Nói như thế không có nghĩa rằng tôn giáo và nghệ thuật luôn có một vị trí như nhau trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Tùy thuộc vào dân tộc tính, vùng miền mà vai trò của hai chiếc cánh này đậm nhạt, tương trợ, bổ sung và thay thế khác nhau. Nếu như đối với người Ấn Độ, “tôn giáo đọc cho văn học chép” thì đối với người Trung Hoa, “thơ chính là tôn giáo”.
    Trong chuyên luận Nhân sinh quan và văn hóa Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường cho rằng, “thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người tấm lòng thương đồng loại và sinh vật. Tôn giáo chỉ là một thứ tình cảm hoặc xúc động run rẩy.” Thơ có vai trò như tôn giáo, là cứu cánh tinh thần, thanh lọc tâm hồn, tiếp sức cho tình yêu thương cuộc sống. Thơ đến với con người tự nhiên như hơi thở, lan tỏa trong cộng đồng, ở sâu trong hồn người như một phần không thể thiếu của sự sống. Thơ dạy cho người Trung Hoa nhân sinh quan cuộc sống, trước hết là sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ. Trong sự gắn kết khăng khít ấy, con người luôn hướng đến sự trân trọng những vẻ đẹp bình dị, là cỏ cây hoa lá mùa xuân, là tiếng vượn hú giữa chiều đông, một cánh buồm nhỏ bé giữa bể rộng, một đỉnh núi chon von giữa trời cao tất cả đều hiển hiện trong câu chữ. Trong thơ Lí Bạch, ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp và đầy sức sống như: trăng (Quan sơn nguyệt, Tĩnh dạ tư, Nga Mi sơn nguyệt ca, Cung trung hành lạc, Bả tửu vấn nguyệt, ), cỏ non, liễu biếc mùa xuân (Xuân tứ, Lao Lao đình, Vọng Hán Dương liễu sắc kí Vương Tể, ), hình ảnh những bức tranh cảnh thiên nhiên rất sống động và tươi đẹp trong mối tương giao hòa hợp với con người (Giang thượng ngâm, Dạ bạc ngưu chử, Độc tọa kính đình sơn, Thu phố ca, Anh Vũ châu, ). Ngược với Lý Bạch, nhà thơ hiện thực Đỗ Phủ không chú trọng nhiều đến miêu tả những cảnh thiên nhiên hùng tráng, lãng mạn mà ông thường đi vào miêu tả những khung cảnh thiên nhiên bình dị gắn với cuộc sống của nhân dân như “Nhật mộ”, “Đăng cao”, “Thảo các” .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...