Tiến Sĩ Thơ điền viên đời Đường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu 4
    6. Cấu trúc của luận án 4
    Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. Về cách gọi tên thi phái điền viên 5
    1.2. Về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thơ điền viên 15
    1.3. Về các nhà thơ tiêu biểu của thi phái 17
    1.4. Điểm trống khoa học trong nghiên cứu thơ điền viên 21
    Chương 2. CỘI NGUỒN VĂN HÓA CỦA THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 23
    2.1. Khởi nguyên của một nền văn hoá 23
    2.2. Tôn giáo và triết học 26
    2.2.1. Tôn giáo nguyên thuỷ 26
    2.2.2. Nho gia 27
    2.2.3. Đạo gia - Đạo giáo 30
    2.2.4. Phật giáo 34
    2.3. Phong tục tập quán và văn hoá tâm linh 36
    2.3.1. Từ thói quen cư trú nguyên thủy đến nghệ thuật viên lâm 36
    2.3.2. Phong tục nghi lễ dân gian 40
    2.3.3. Văn hoá ứng xử: ẩn sĩ Trung Hoa và vấn đề vui thú điền viên 43
    2.4. Sự ra đời của thơ điền viên Trung Hoa 46
    2.4.1. Thơ điền viên 46
    2.4.2. Từ Đào Uyên Minh . 52
    2.4.3. Đến phong khí Thịnh Đường 57
    Tiểu kết chương 2: 62
    Chương 3. CẢNH VẬT VÀ TÂM THỨC NHÀ THƠ TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 63
    3.1. Mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm thức nhà thơ 63
    3.2. Miêu tả cảnh sắc điền viên 68
    3.2.1. Ấm áp, thân thuộc 70
    3.2.2. Trong sáng, thanh tao 75
    3.3. Phác họa cuộc sống ẩn dật 83
    3.3.1. Quấn quýt, giao hòa với thiên nhiên 84
    3.3.2. Thân mật, gắn bó với con người 88
    3.4. Gửi gắm tâm tình thi nhân 92
    3.4.1. Khao khát tự do 96
    3.4.2. Mong cầu nhàn hạ 99
    3.4.3. Hướng về thanh hư 102
    Tiểu kết chương 3: 108
    Chương 4. CHẤT HỌA TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN ĐỜI ĐƯỜNG 109
    4.1. Thơ ca và hội họa 109
    4.2. Luật viễn cận của thơ điền viên đời Đường 112
    4.2.1. Phép tam viễn: những phối cảnh không gian đa chiều 113
    4.2.2. Điểm nhìn di động: những phối cảnh "tẩu mã", "điểu phi" 118
    4.3. Màu sắc hội họa trong thơ điền viên đời Đường 123
    4.3.1. Quan niệm về màu sắc trong hội họa Trung Hoa 123
    4.3.2. Sắc màu "thanh lục" trong thơ điền viên 124
    4.3.3. Sắc màu "thuỷ mặc" trong thơ điền viên 129
    4.4. Nghệ thuật cấu trúc của bức tranh trong thơ điền viên đời Đường 134
    4.4.1. Cấu trúc tán 135
    4.4.2. Cấu trúc tụ 138
    4.4.3. Cấu tứ 141
    4.4.3.1. Thực - Hư tương sinh 143
    4.4.3.2. Tĩnh - Động giao hòa 145
    Tiểu kết chương 4: 147
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 1 162
    PHỤ LỤC 2 190


    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Gần 3000 năm trước đây, ở đất nước tươi đẹp nơi phù sa hai con sông vĩ đại Hoàng Hà và Dương Tử bồi đắp nên, người ta đã nghe vang những lời ca nồng đượm mà thanh tao, ngọt ngào mà trang nhã, tình tứ mà phiêu du "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu". Phải chăng vì thế mà nhân loại gọi đất nước ấy là xứ sở của thi ca? Rất có thể. Nhưng, cái phong vận độc đáo tạo nên chân dung thi quốc ấy không phải Kinh Thi mà chính là khí lực Đường thi. Đó là đỉnh cao của thi ca nhân loại, trải qua hơn 1000 năm, vẫn giữ nguyên sức quyến rũ với những người quan tâm và yêu thích nghệ thuật thơ ca. Trong thế giới Đường thi, thơ điền viên là mảng thơ nổi bật với tên tuổi của những thi nhân kiệt xuất như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Trừ Quang Hy, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên Mảng thơ này cùng thơ sơn thủy, thơ biên tái, thơ du tiên, thơ du hiệp, thơ vịnh vật, thơ vịnh sử . đã tạo nên diện mạo kính vạn hoa thống nhất, đa dạng và sức sống mãnh liệt cùng sinh khí tràn trề của thơ Đường. Ở nước ta, cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên biệt đề cập đến thơ điền viên đời Đường với tư cách một loại hình độc đáo, dù người ta đã bàn rất nhiều đến thơ điền viên như một trường lưu không thể thiếu trong nguồn chảy bất tận của Đường thi. Đa số nhà nghiên cứu ghép thơ điền viên với thơ sơn thuỷ thành một dòng gọi là thơ sơn thuỷ điền viên và đánh giá nó là một dòng thơ nổi bật đời Đường có nhiều thành tựu xuất sắc, mang cảm xúc chủ đạo của phần lớn thi nhân đời Đường với những đại diện xuất chúng như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên . Các công trình nghiên cứu đã công bố đều có khuynh hướng đi sâu khai thác những phương tiện nghệ thuật cơ bản và những tư tưởng nội dung chủ yếu của thơ sơn thuỷ điền viên. Vấn đề nghiên cứu thơ điền viên trong tương quan độc lập với thơ sơn thuỷ dưới góc nhìn từ cội nguồn văn hoá Trung Hoa là một vấn đề mới. Vì vậy, chúng tôi muốn dành niềm ưu ái đặc biệt cho thơ điền viên, không chỉ bởi vị trí quan trọng của nó mà còn hơn thế nữa, bởi sức tác động đầy mãnh lực với đời sống nội tâm con người.
    1.2. Việc nghiên cứu thơ Đường không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về văn hoá Trung Hoa mà còn cung cấp một chìa khóa góp phần giải mã thơ ca dân tộc, nền thơ ca chịu ảnh hưởng sâu đậm phong khí thơ ca Trung Hoa, đặc biệt là phong cốt Thịnh Đường. Với đề tài này, chúng tôi có tham vọng góp phần làm sáng tỏ hơn sự tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi hi vọng luận án này sẽ bổ sung lượng kiến thức nhất định về Đường thi cho thực tiễn giảng dạy thơ Đường (và không chỉ riêng thơ Đường) trong nhà trường của chúng ta hiện nay.
    Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Thơ điền viên đời Đường".
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Khám phá thơ điền viên từ cội nguồn văn hoá Trung Hoa. Triết học, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hóa tâm linh của người Trung Hoa ít nhiều đều có ảnh hưởng tới đặc trưng thơ điền viên và tâm thức thi nhân, cho nên tìm về cội nguồn văn hoá Trung Hoa là một cách để khám phá sâu sắc hơn, thấu triệt hơn một trong những dòng thơ chủ đạo gần như mang khí vận của toàn Đường thi này.
    2.2. Tìm hiểu một số đặc trưng nội dung cũng như nghệ thuật nổi bật của thơ điền viên đời Đường, qua đó tìm hiểu thế giới nội tâm phong phú của các thi nhân điền viên từ cội nguồn sâu thẳm của tâm thức truyền thống Trung Hoa.
    2.3. Khẳng định vị trí quan trọng của thơ điền viên trong dòng chảy thơ Đường nói riêng, trong nền thi ca Trung Hoa nói chung đồng thời thấy được mối quan hệ giữa nó với những loại hình nghệ thuật khác (hội họa, điêu khắc, âm nhạc ) trong thế giới tinh thần phong phú của đời sống con người cùng những ảnh hưởng không chỉ ở phạm vi trong nước, đặc biệt là ảnh hưởng tới thơ ca trung đại Việt Nam.
    3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
    Khám phá văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng soi chiếu khá mới trong nghiên cứu văn học hiện nay, luận án này khám phá thơ điền viên đời Đường qua việc giải mã văn hóa Trung Hoa góp phần cung cấp một cách nhìn mới về thơ điền viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, giảng dạy thơ Đường ở Việt Nam.
    Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định vị thế đặc biệt quan trọng không thể thay thế của dòng thơ điền viên trong toàn cảnh thơ Đường. Đây có thể xem là chuyên luận đầu tiên ở nước ta nghiên cứu có chiều sâu về riêng mảng thơ điền viên đời Đường.
    Những đóng góp mới của luận án:
    Luận án đưa ra khái niệm “thơ điền viên đời Đường”, nhấn mạnh những đặc điểm riêng biệt của nó, khác với thơ điền viên Trung Hoa nói chung, cũng khác với thơ điền viên đời Tấn và thơ điền viên đời Tống của những tên tuổi trứ danh như Đào Uyên Minh, Phạm Thành Đại trong lịch sử thơ điền viên Trung Quốc.
    Từ hướng tiếp cận văn hóa, luận án cho thấy cội nguồn sâu xa làm nảy sinh một hiện tượng có thể xem là “đặc sản” của nền văn hóa và văn học Trung Hoa - thơ điền viên - từ lúc phôi thai đến thời kỳ phát triển thành một dòng thơ nổi tiếng đời Đường.
    Luận án không tập trung vào các đặc điểm nội dung và nghệ thuật đơn thuần của thơ điền viên mà đặc biệt quan tâm tới sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố này để tạo nên những cảnh giới nghệ thuật độc đáo, đi sâu khám phá đặc trưng cơ bản, cốt lõi của thơ điền viên trên ba phương diện: miêu tả cảnh sắc điền viên, phác họa cuộc sống ẩn dật và tâm thức của thi nhân.
    Luận án khảo sát, thống kê và phân tích, đánh giá chi tiết những bài thơ điền viên đời Đường của hai thi nhân xuất sắc Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên đồng thời quan tâm đến một số thi nhân khác cùng thi phái, cho phép người đọc có cái nhìn tổng hợp, khái quát đồng thời rất cụ thể ở dòng thơ này. Phụ lục các bài thơ điền viên của luận án là tư liệu khảo cứu hữu ích cho người đọc.
    Luận án bổ sung thêm một hướng tìm hiểu thơ Đường từ góc độ đề tài bên cạnh các hướng tìm hiểu quen thuộc từ góc độ thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ ., góp phần làm phong phú hơn diện mạo nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Dòng thơ điền viên đời Đường có nhiều đại diện xuất sắc, chúng tôi quan tâm đến thơ của các thi nhân như Trừ Quang Hy, Lưu Trường Khanh, Thường Kiến, Tổ Vịnh, Bùi Địch, Vi Ứng Vật, Liễu Tông Nguyên . nhưng chúng tôi chỉ chọn thơ của Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên làm đối tượng nghiên cứu chính, bởi vì đây là hai đại diện xuất sắc nhất của dòng thơ này. Toàn Đường thi của Bành Định Cầu chép thơ Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên tổng có 630 bài (382 bài của Vương Duy, 248 bài của Mạnh Hạo Nhiên), nhưng trong đó chỉ có 235 bài thơ điền viên theo quan điểm nghiên cứu của chúng tôi, 235 bài thơ này trong Toàn Đường thi là đối tượng khảo sát chính của luận án. Toàn Đường thi cũng chép thơ Vương Tích 42 bài, Bùi Địch 29 bài, Tổ Vịnh 36 bài, Trừ Quang Hy 188 bài, Thường Kiến 51 bài, Lưu Trường Khanh 505 bài, Vi Ứng Vật 502 bài, Liễu Tông Nguyên 153 bài, mặc dù các thi nhân này đều thuộc dòng thơ điền viên song không phải tất cả 1.506 bài thơ này đều là thơ điền viên. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chỉ sử dụng một số ít bài mang đậm sắc thái thơ điền viên trong số 1.506 bài thơ đó. Chúng tôi sử dụng nguyên tác chữ Hán trong Toàn Đường thi, bên cạnh đó có sự tham khảo, đối chiếu với các cuốn thơ Đường đã được dịch ra tiếng Việt của các dịch giả như Trần Trọng Kim, Khương Hữu Dụng, Nguyễn Hà, Ngô Văn Phú, Nam Trân . đặc biệt là cuốn Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...