Tiến Sĩ Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang bìa . i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục . iii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 7
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số từ 1945 đến nay . 7
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay . 15
    1.2. Văn hóa dân tộc Tày 19
    1.2.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên 19
    1.2.2. Văn hóa vật chất . 20
    1.2.3. Văn hóa tinh thần 22
    1.3. Đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay . 28
    1.3.1. Trước 1945 28
    1.3.2. Từ 1945 đến nay . 29
    Chương 2: HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY 44
    2.1. Hai giai đoạn phát triển của thơ dân tộc Tày sau 1945 44
    2.2. Đời sống và tâm thế con người dân tộc Tày 53
    2.2.1. Quê hương 53
    2.2.2. Con người . 61
    2.2.3. Tình yêu 71
    Chương 3: CÁC PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CƠ BẢN CỦA THƠ DÂN TỘC TÀY
    TỪ 1945 ĐẾN NAY 77
    3.1. Sự đan xen thể loại . 79
    3.2. Sự đa dạng của ngôn ngữ và giọng điệu thơ 88
    3.2.1. Ngôn ngữ . 88
    3.2.2. Giọng điệu . 96
    3.3. Một số biểu tượng thơ tiêu biểu . 99
    3.3.1. Biểu tượng thơ 99
    3.3.2. Hệ thống biểu tượng trong thơ Tày từ 1945 đến nay 102
    3.3.3. Nhận xét 118
    Chương 4: MỘT SỐ PHONG CÁCH SÁNG TẠO TRONG THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ
    1945 ĐẾN NAY 122
    4.1. Thơ Nông Quốc Chấn - sự kết hợp truyền thống và tinh thần thời đại . 123
    4.2. Thơ Y Phương - giàu chất trí tuệ . 132
    4.3. Thơ Dương Thuấn - khát vọng hướng về nguồn cội . 139
    KẾT LUẬN . 147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC . 159


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng muốn phát triển được, muốn vươn tới những đỉnh cao mới thì luôn cần sự đổi mới tư duy, cách viết. Cuộc sống bề bộn, phức tạp đã thổi một luồng gió mới, giải phóng mọi năng lực sáng tạo trong xã hội, trong đó có thơ ca. Ngay từ khi mới ra đời, thơ dân tộc thiểu số nói riêng và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung đã là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học nghệ thuật Việt Nam, góp phần làm nên một tiếng nói độc đáo, giàu bản sắc. Với những tác phẩm của mình, các thế hệ nhà thơ dân tộc thiểu số đã tạo thành một gương mặt chung, một phong cách chung thống nhất trong đa dạng. Theo thời gian, thơ dân tộc thiểu số ngày một sung sức, phát triển cả về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm và chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể.
    Nhìn lại quá trình vận động và phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số, có thể thấy rằng, sự xuất hiện của mỗi thế hệ cầm bút, mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử xã hội cụ thể nhất định, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của rất nhiều yếu tố khác trong xã hội. Trong diễn biến phức tạp tưởng như khó nắm bắt được của các sự kiện văn học, tiến trình văn học dân tộc Tày vẫn diễn ra theo một trình tự, một quy luật nhất định mà các giai đoạn văn học cụ thể chỉ là sự tiếp nối lẫn nhau một cách logic. Nhìn vào chặng đường phát triển với bốn thế hệ tiếp nối nhau, có thể thấy đội ngũ các nhà thơ dân tộc Tày vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là dân tộc có nhiều thành tựu nhất so với các dân tộc thiểu số khác. Một tín hiệu đáng mừng là dân tộc Tày cũng là dân tộc có được đội ngũ kế cận tương đối nhiều và đồng đều để tiếp bước thế hệ trước.
    Thế hệ đầu tiên của thơ dân tộc Tày có thể kể đến Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân hầu hết là những trí thức sống gắn bó với quê hương, dân tộc mình, giác ngộ cách mạng đi kháng chiến, gặp gỡ, học hỏi và được các văn nghệ sĩ người Kinh giúp đỡ trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Họ là lớp đầu tiên, đặt nền móng cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Thế hệ thứ hai xuất hiện trong thời kỳ xây dựng hòa bình và trong kháng chiến chống Mỹ. Họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và rất nhiều trong số đó được học tập, được đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sĩ chuyên nghiệp như: Ma Đình Thu, Triệu Lam Châu, Y Phương, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Triệu Sinh, Ma Phương Tân, Lương Định, Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn Ngọc Minh, Hữu Tiến, Dương Thuấn . rồi lớp nhà thơ tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những thành công nhất định: Tạ Thu Huyền, Dương Khâu Luông, Bế Phương Mai, Nông Thị Tô Hường, Đinh Thị Mai Lan, Vi Thùy Linh, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ . Hiện nay dân tộc Tày có một đội ngũ nhà thơ đông đảo với những sáng tác chất lượng, có những đóng góp tích cực đáng kể cho văn học nghệ thuật nước nhà.
    1.2. Thực trạng nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc thiểu số nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế. Văn học các dân tộc thiểu số rất cần được sự tham gia, đánh giá, ủng hộ, khuyến khích của các nhà phê bình văn học, thông qua những công việc như: giới thiệu, phê bình trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng; phát hiện và bồi dưỡng những tài năng mới Cần phải đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng có những đánh giá, khái quát về thơ, văn các dân tộc thiểu số bên cạnh những bài viết giới thiệu phê bình từng tác phẩm, tác giả riêng lẻ.
    Cũng như thơ dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Tày nói riêng ít được nghiên cứu. Các công trình đã có phần nhiều dành cho việc khái quát, tổng kết theo giai đoạn hoặc từng dân tộc nhưng còn thiếu sự chuyên sâu. Bên cạnh đó là những công trình phác thảo diện mạo theo hướng tập trung những gương mặt tiêu biểu . Bởi vậy, riêng về thơ dân tộc Tày chưa có công trình nào riêng biệt. Diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể được nhìn nhận một cách trọn vẹn thống nhất khi có sự đánh giá đúng vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca các dân tộc thiểu số, trong đó không thể thiếu thơ dân tộc Tày là một công việc có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi lựa chọn Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng, độc đáo của văn học Việt Nam. Bởi vậy, muốn tìm hiểu những đặc điểm của thơ ca Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của bộ phận thơ ca các dân tộc thiểu số, trong đó có thơ ca dân tộc Tày. Việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm của thơ ca dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận quan trọng trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Tày trên các bình diện đội ngũ, nội dung và hình thức nghệ thuật, những phong cách sáng tạo độc đáo.
    Luận án phác hoạ lại diện mạo thơ của dân tộc Tày từ 1945 đến nay nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hóa vùng đến những sáng tác. Trong mỗi phần giải quyết những luận điểm cụ thể, chúng tôi phân tích theo hướng đối chiếu, so sánh để nhận rõ hơn những điểm tương đồng và nhất là những khác biệt của thơ dân tộc Tày so với sự phát triển chung của thơ dân tộc Kinh cũng như so với sự thay đổi của thơ ca các dân tộc thiểu số khác như Thái, H’mông, Dao, Mường . Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, văn hóa, văn học dân tộc Tày có sự ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của văn học nhiều dân tộc thiểu số khác trong vùng Việt Bắc cũng như văn học Kinh kế cận miền xuôi.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận án lấy mốc bắt đầu từ năm 1945 để khảo sát. Đây là thời điểm mà nhiều nhà nghiên cứu văn học đã lựa chọn và thừa nhận sự biến chuyển lớn của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dân tộc thiểu số/ dân tộc Tày cũng không ngoại lệ. Tuy có những cách phân kỳ khác nhau, nhưng đối với văn học hiện đại Việt Nam thì các nhà nghiên cứu đều thống nhất lựa chọn mốc 1945, không chỉ bởi đó là một mốc lịch sử quan trọng mà còn vì “văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám có nhiều điều khác nhau rõ rệt. Đó là sự khác nhau từ hình thái xã hội, từ phạm trù văn hóa, từ ý thức hệ của thời đại, dẫn đến sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật, về cảm hứng chủ đạo trong văn học, về đề tài, về thế giới nhân vật trong văn học .” [21, tr.12].
    Văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn học hiện đại dân tộc Tày nói riêng có sự phát triển đi sau so với bề dày thành tựu và thời gian hình thành của văn học miền xuôi. Theo nhà phê bình Lâm Tiến thì “văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển vào thế kỷ XX” [92, tr.138]. Giai đoạn trước nữa, từ thế kỷ XVII, dân tộc Tày có Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn là hai tác giả nổi tiếng, dân tộc Thái cũng có Ngần Văn Hoan (thế kỷ XIX) với một số sáng tác được đồng bào các dân tộc yêu mến . Tuy nhiên, sự xuất hiện đó còn ở dạng “lẻ tẻ, không có sự chắp nối, chất lượng tác phẩm còn mang đậm dấu vết của văn học dân gian”, chưa đủ điều kiện hình thành một nền văn học các dân tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của người Kinh. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của tác giả Nông Quốc Bình trong bài viết Nhìn lại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số và tác giả Đỗ Kim Cuông trong bài Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong qúa trình đổi mới đều khẳng định văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. GS. Phan Đăng Nhật cũng lấy năm 1945 để làm mốc phân chia giữa văn học dân gian và văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam [59]. Có thể khẳng định rằng, dù mầm mống của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số đã có từ trước nhưng nó chỉ thực sự ra đời cùng với Cách mạng tháng Tám 1945. Như vậy, việc lấy năm 1945 là mốc để khảo sát nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (trong đó không ngoại trừ thơ hiện đại dân tộc Tày) là quan niệm chung nhất, phổ biến nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay.
    Luận án lựa chọn nghiên cứu thơ Tày từ 1945 cho đến nay - tức là tại thời điểm hiện tại, cả những tác phẩm xuất hiện năm 2012 vẫn trong diện khảo sát của chúng tôi. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay; bên cạnh đó là một số tác phẩm thơ dân tộc Tày trước năm 1945, kho tàng thơ ca dân gian Tày; tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác như Thái, H’mông, Dao, Mường . và những tác phẩm thơ của dân tộc Kinh cùng giai đoạn để có cái nhìn hệ thống; các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Tày nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ/ văn dân tộc thiểu số nói chung; một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận án này, cách thức tiến hành của chúng tôi không đi vào phân tích từng tác giả, tác phẩm cụ thể để nhận diện đặc điểm thơ của chung dân tộc Tày. Luận án chủ yếu tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu vừa truyền thống vừa hiện đại để từ đó lý giải, xác lập luận điểm, luận cứ và rút ra những kết luận cần thiết:
    Phương pháp văn học sử: Đề tài luận án nhằm khái quát một giai đoạn phát triển thơ dân tộc Tày vì vậy đây là phương pháp không thể thiếu trong việc khôi phục diện mạo thơ dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ, tìm ra những đặc điểm của từng thời kì phát triển, những phong cách sáng tạo độc đáo .
    Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích những dẫn chứng cụ thể sẽ giúp tổng hợp và khái quát những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ ca dân tộc Tày từ 1945 đến nay.
    Một số thao tác bổ trợ: đối chiếu, so sánh, thống kê . Nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay trong bối cảnh văn hóa, trong sự liên thông và tác động của văn hóa với văn học. Phương pháp này cũng được vận dụng nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng, tiếp thu có chọn lọc của các nhà thơ dân tộc Tày hiện đại với các tác phẩm của nền văn học dân gian, giữa các sáng tác của dân tộc Tày với các nhà thơ dân tộc khác ., từ đó đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ văn dân tộc Tày từ 1945 đến nay.
    Ngoài ra để triển khai các luận điểm, lý giải một số vấn đề, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp của các khoa học liên ngành, chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt cho xu hướng nghiên cứu tâm lý học tộc người về các nền văn hóa, lý thuyết văn hóa của L.A. White, E. Fromm, nhân học văn hóa của M. Herskovits, A. Kroeber . để từ đó nhìn ra những ảnh hưởng của môi trường, văn hóa tới sáng tác của các tác giả dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ phát triển.
    5. Đóng góp mới của luận án
    5.1. Đây là công trình nghiên cứu có quy mô và hệ thống về thơ dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ trên các bình diện như: đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay; sự thay đổi cảm hứng trong hai giai đoạn phát triển; những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện và một số phong cách sáng tạo của thơ dân tộc Tày qua hơn nửa thế kỷ phát triển.
    Ba phong cách (Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn) mà luận án lựa chọn làm đối tượng khảo sát là những tác giả thuộc về ba thế hệ kế tiếp nhau. Đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới 1986 đến nay (trừ Nông Quốc Chấn mất năm 2002), họ vẫn tiếp tục sáng tác, tác phẩm của họ đã và đang khẳng định được vị thế quan trọng trong nền văn học dân tộc thiểu số cũng như trên thi đàn văn học.
    5.2. Luận án là công trình khảo sát về những thành tựu của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, chúng tôi đặt những phân tích, kết luận rút ra từ góc nhìn văn hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ về thơ dân tộc Tày - một dân tộc thiểu số không chỉ đông về số dân, giàu bản sắc mà còn sung sức về lực lượng sáng tác thơ văn, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ dân tộc Tày nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số nói chung. Khi nghiên cứu những tác phẩm thơ dân tộc Tày không chỉ dưới góc độ nghiên cứu văn học mà còn từ góc độ văn hóa học, chúng tôi chỉ rõ những kế thừa từ mạch nguồn văn hóa dân gian, sự cách tân ở từng tác giả, tác phẩm và những dấu vết của sự sáng tạo để đổi mới ngôn ngữ, thể loại .; khảo sát hệ thống biểu tượng để thấy được sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc Tày lưu truyền đến thời kỳ hiện đại.
    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được sắp xếp thành bốn chương:
    Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Chương 2: Hiện thực đời sống trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay
    Chương 3: Các phương diện nghệ thuật cơ bản của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay
    Chương 4: Một số phong cách sáng tạo trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. 40 năm văn hóa - văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1985) (1985), Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
    2. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
    3. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    4. Triều Ân, Hoàng Quyết (1995), Tục cưới xin người Tày, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    5. Bakhtin M.M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
    6. Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    7. Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
    8. Nguyễn Duy Bắc (1999), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945-1975, Nxb. Văn học, Hà Nội.
    9. Belik A.A. (2000), Văn hóa học - Những lý thuyết Nhân học văn hóa (Tài liệu lưu hành nội bộ), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.
    10. Nông Quốc Chấn (1959), Tiếng ca người Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội.
    11. Nông Quốc Chấn (1977) Một vườn hoa nhiều hương sắc, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    12. Nông Quốc Chấn (1988), Tuyển tập Nông Quốc Chấn, Nxb. Văn học, Hà Nội.
    13. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    14. Nông Quốc Chấn (chủ biên, 1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi (Tập 2), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
    15. Nông Quốc Chấn (chủ biên, 1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi (Tập 3), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
    16. Nông Quốc Chấn (2000), Hành trang sang thế kỷ XXI, Nxb. văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    17. Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái Vinh (2002), Văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    18. Nông Minh Châu (1973), Dân ca đám cưới Tày - Nùng, Nxb. Việt Bắc.
    19. Chevalier Jean, Gheerbrant Alain (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb. Đà Nẵng & Trường viết văn Nguyễn Du.
    20. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    21. Nguyễn Đình Chú (2008), Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam (Tổng kết và đề xuất), Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7.
    22. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb. Văn hóa thông tin - Viện Văn hóa, Hà Nội.
    23. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
    24. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb. Văn nghệ (in lần thứ 2), Hà Nội.
    25. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
    26. Ma Ngọc Dung (2004), Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    27. Gia Dũng (2000), Tuyển tập thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    28. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    29. Trần Trọng Dương (2009), Chuyên đề “Biểu tượng Việt Nam”, Tạp chí Tinh Hoa (The Magazine of Elites’ Life), số 01.
    30. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
    31. Hà Minh Đức (chủ biên, 2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...