Thạc Sĩ Thiết lập danh mục đầu tư tối ưu bằng mô hình nhân tố ở thị trường chứng khoán việt nam – một số giả

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ DANH
    MỤC ĐẦU TƯ

    1.1 Chứng khoán và rủi ro chứng khoán.
    1.1.1 Cổ phiếu
    Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối
    với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu trở thành cổ đông. Cổ đông nắm giữ cổ
    phiếu là một trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết
    quả sản xuất kinh doanh cũng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh và do đó cổ
    phiếu có những đặc điểm sau:
    - Không có kỳ hạn và không hoàn vốn
    - Cổ tức của cổ phiếu thường tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh nên
    không cố định
    - Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị
    còn lại của tài sản thanh lý.
    - Giá cổ phiếu biến động rất nhanh nhạy đặc biệt là trên thị trường thứ cấp.
    1.1.2 Trái phiếu
    Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành ( Chính
    phủ hoặc doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả cổ tức định kỳ và
    hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trái phiếu có các đặc
    điểm sau:
    - Do chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn, có kỳ hạn
    nhất định, cuối kỳ phải trả lại vốn gốc cho trái chủ.
    - Tỷ suất lãi trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá.
    - Khi công ty bị giải thể thanh lý tài sản, người cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ
    trước cổ đông nên mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu.
    1.1.3 Chứng chỉ quỹ
    Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng
    chỉ hoặc bút toán ghi sổ do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành,
    xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ
    của một quỹ công chúng.
    1.1.4 Chứng khoán phái sinh
    Chứng khoán phái sinh có thể được định nghĩa như là các công cụ tài chính mà giá
    trị của nó phụ thuộc vào giá trị của các chứng khoán cơ sở. Thông thường sự thay đổi
    về giá của chứng khoán phái sinh bắt nguồn từ sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở.
    Chứng khoán phái sinh bao gồm: giấy chứng nhận quyền mua cổ phần ( Priotity right),
    chứng quyền ( Warrant ), hợp đồng kỳ hạn ( Forward contracts), hợp đồng tương lai (
    Future contracts), hợp đồng quyền chọn ( Option contracts).
    1.2 Danh mục đầu tư
    1.2.1 Khái niệm
    Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của hai hay nhiều chứng khoán hoặc tài
    sản trong đầu tư.
    1.2.2 Vai trò danh mục đầu tư
    v Danh mục đầu tư là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi
    nhuận.
    Khi đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một
    loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí nhiều khi chúng
    ta có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng một danh
    mục đó. Khi đa dạng hoá danh mục đầu tư có thể triệt tiêu một cách tốt nhất rủi ro
    chứng khoán, chỉ còn lại rủi ro thị trường, đây cũng là một trong những mục tiêu quan
    trọng của những nhà đầu tư chứng khoán hướng tới.
    v Danh mục đầu tư có thể đáp ứng được khẩu vị của từng nhà đầu tư riêng
    lẽ.
    Như chúng ta đã biết, tỷ suất sinh lợi luôn đi kèm với rủi ro và khẩu vị của các nhà
    đầu tư la rất khác nhau. Ví dụ các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu
    riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro. Thông
    thường người già ưa thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái


    CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI
    ƯU CHO MỘT SỐ NGÀNH CỤ THỂ

    2.1 Thực hiện tìm kiếm và xử lý số liệu
    2.1.1 Lựa chọn ngành đầu tư
    Trong từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn có những thời điểm thuận lợi,
    cũng như bất lợi cho cho đầu tư vào một số ngành cụ thể nào đó. Việc đầu tiên của nhà
    đầu tư là lựa chọn một hay một số ngành phù hợp với khẩu vị đầu tư của bản thân
    mình trên nguyên tắc đạt được tỷ suất sinh lợi tối đa tương ứng với một rủi ro nhất
    định. Để chọn được một ngành đầu tư tốt việc cần làm là dựa vào phân tích kinh tế vĩ
    mô. Từ những dự báo về sự biến động của các nhân tố vĩ mô mà nhà đầu tư sẽ có một
    tỷ suất sinh lợi mong đợi phù hợp cho từng chứng khoán ứng riêng lẽ, cũng như có
    những hướng đầu tư vào các ngành một cách đúng đắn hơn. Ở đây, chúng ta sẽ chọn 2
    ngành: “Dịch vụ dầu khí”, và “vận tải” để vận dụng một các tổng quát các lý thuyết đã
    đưa ra.
    2.1.2 Lựa chọn chứng khoán
    Dựa vào dữ liệu của các công ty niêm yết trên 2 sàn HOSE và HASTC có tổng
    cộng 6 công ty thuộc ngành “ dịch vụ dầu khí” và 16 công ty thuộc ngành “vận tải”. Ở
    đây, mỗi công ty đều kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng chúng ta chỉ
    phân loại dựa theo ngành kinh doanh chính của các công ty, lĩnh vực mà mang lại
    doanh thu cao nhất.
    Để xây dựng một mô hình nhân tố phù hợp thì các chuổi số liệu đóng vai trò rất
    quan trọng, khi nghiên cứu một thời kỳ càng dài thì mô hình nhân tố xây dựng được
    càng đáng tin cậy hơn. Do thị trường chứng khoán việt nam vẫn còn khá mới mẽ nên
    việc hạn chế về số liệu là không thể tránh khỏi, các công ty niêm yết còn ít và niêm yết
    chưa lâu nên chúng ta chỉ có thể lựa chọn các số liệu sao cho phù hợp với quá trình
    nghiên cứu. Trong bài ngiên cứu này, chúng ta sẽ lựa chọn các chứng khoán được
    niêm yết trước 2007 để có một chuổi số liệu đủ dài khi phân tích. Cụ thể, đối với
    ngành dịch vụ dầu khí ta sẽ chọn: COM, PIT, PVC, PVD, PVS, SFC, đối với ngành
    vận tải ta sẽ chọn: HTV, PJC, PSC, PTS, SFI, VFC, VIP, VTV làm đối tượng trong
    quá trình nghiên cứu.
    2.1.3 Lựa chọn các nhân tố vĩ mô
    Như chúng ta đã biết có rất nhiều các nhân tố tác động cũng như giải thích cho sự
    biến động của tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Việc tìm ra các nhân tố có thể giải
    thích tỷ suất sinh lợi trong từng ngành là rất quan trọng, có thể mô hình nhân tố này
    giải thích tốt cho một ngành nhưng không có ý nghĩa đối với một ngành khác. Cần chú
    ý rằng trong bài nghiên cứu này việc xây dựng mô hình nhân tố là chỉ nằm trong
    khuôn khổ một ngành, chúng ta không xây dựng một mô hình có thể giải thích được
    tất cả các tỷ suất sinh lợi của chứng khoán với một mức ý nghĩa cụ thể.
    Trước khi xây dựng mô hình nhân tố chúng ta sẽ lần lượt xem xét các chuổi số liệu
    về: chỉ số giá CPI, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ giá, chỉ số phát triển công nghiệp, giá
    vàng, giá dầu, và tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường VNINDEX, từ đó chọn ra các
    nhân tố giải thích tốt nhất cho tỷ suất sinh lợi của từng chứng khoán trong từng ngành
    cụ thể, các số liệu về các nhân tố không đơn giản là các chuổi số liệu thô mà tất cả đều
    tất cả phải qua quá trình xử lý để có được một mô hình phù hợp, ví dụ ta phải lấy độ
    trể, sai phân cấp 1, cấp 2, logarit tự nhiên của chuổi số liệu. Ngoài ra, việc mô hình
    nhân tố sẽ tốt hơn khi chúng ta xem xét đến nhiều nhân tố hơn, tỷ suất sinh lợi của một
    chứng khoán sẽ chịu tác động của nhiều nhân tố, việc xác định càng nhiều các nhân tố
    thích hợp để đưa vào mô hình sẽ làm cho mô hình giải thích tốt hơn và đem lại hiệu
    quả cao hơn cho nhà đầu tư.


    CHƯƠNG 3: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THIẾT
    LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU BẰNG MÔ HÌNH NHÂN TỐ Ở THỊ
    TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – MỘT SỐ GIẢI PHÁP

    3.1 Ưu điểm.
    Như cũng đã đề cập ở những chương trước, việc ứng dụng mô hình nhân tố để xây
    dựng danh mục đầu tư có những ưu điểm mà nhà đầu tư phải quan tâm.
    3.1.1 Tạo nên sự đa dạng trong phân tích đầu tư chứng khoán.
    Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán với nhưng phương pháp đầu tư
    khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, một phần cũng dựa vào
    chuyên môn của nhà đầu tư đó đối với phương pháp nào. Ở đây ta không nói sử dụng
    mô hình nhân tố để thiết lập danh mục là một cách đầu tư tốt hơn mà nó chỉ mang ý
    nghĩa tạo thêm cho nhà đầu tư một sự lựa chọn mới, một phương pháp phân tích đầu
    tư mới. Một khi nhà đầu tư có khả năng xây dựng một mô hình nhân tố thích hợp thì
    việc ứng dụng mô hình để đầu tư sẽ rất hiệu quả và đáng được các nhà đầu tư quan
    tâm xem xét.
    Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, việc sử dụng
    nhiều phương pháp phân tích đầu tư là một nhu cầu cần thiết, chính nó cũng sẽ góp
    phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Và ngược lại, với điều kiện thị
    trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện thì việc sử dụng mô hình nhân tố để đầu tư
    sẽ phát huy được tác dụng. Do đó đây là một phương pháp phân tích đầu tư có tiềm
    năng rất lớn.
    3.1.2 Đáp ứng được khẩu vị của nhiều nhà đầu tư chứng khoán hơn.
    Cũng như đã phân tích ở các chương trên, việc ứng dụng mô hình nhân tố để xây
    dựng danh mục đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư đạt được một tỷ suất sinh lợi cao hơn nhưng
    đồng thời cũng tăng thêm rủi ro do phải cộng thêm phần rủi do dự báo. Trong điều
    kiện thị trường ổn định và khả năng phân tích của nhà đầu tư cao đảm bảo được tính
    tin cậy của mô hình nhân tố thì việc ứng dụng mô hình nhân tố rất có ý nghĩa. Nó sẽ
    giúp nhà đầu tư đạt được một tỷ suất sinh lợi vượt trội so với thị trường.
    Đồng thời, đầu tư theo dạng danh mục sẽ giúp được nhà đầu tư phần nào giảm
    được rủi ro không hệ thống, hiệu quả sẽ cao hơn so với đầu tư theo các chứng khoán
    riêng lẽ. Ở bài nghiên cứu này thì chỉ với ý tưởng đầu tư theo ngành, danh mục chỉ
    nằm trong phạm vi một ngành cụ thể, nhưng khi nhà đầu tư có khả năng xây dựng một
    mô hình có thể giải thích được tất các chứng khoán ở nhiều ngành khác nhau thì sẽ
    càng đáp ứng được khẩu vị của nhà đầu tư hơn nữa.
    Nếu xét về phương điện đầu tư thì việc sử dụng mô hình nhân tố sẽ thích hợp hơn
    khi xây dựng danh mục đầu tư tối ưu vì nó sử dụng tỷ suất sinh lợi kỳ vọng thật sự của
    nhà đầu tư, khi sử dụng tỷ suất sinh lợi trung bình để làm tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cho
    nhà đầu tư thì dường như có vẽ không hợp lý vì ít nhà đầu tư nào kỳ một tỷ suất sinh
    lợi ở mức trung bình.
    3.2 Hạn chế.
    3.2.1 Sự biến động bất ổn của nền kinh tế vĩ mô.
    Ở nước ta hiện nay, sự thiếu ổn định trong các biến số kinh tế vĩ mô như: tốc độ
    tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tình trạng thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, thâm
    hụt cán cân thương mại, sẽ làm tăng khả năng không đạt được tỷ suất sinh lợi mong
    đợi hoặc làm tăng rủi ro thị trường của các chứng khoán, làm đảo lộn các dự báo của
    nhà đầu tư mà vốn dĩ dựa trên những kỳ vọng về sự ổn định trong các biến số kinh tế
    vĩ mô.
    Đây là một hạn chế rất lớn khi ứng dụng mô hình nhân tố ở Việt Nam để dự báo,
    điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư không tin tưởng vào mô hình nhân tố được thiết lập
    và việc sử dụng mô hình nhân tố để xây dựng danh mục đầu tư cũng không đạt hiệu
    quả cao.3.2.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mạnh.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ khoản hơn 10 năm hoạt động, cho đến hiện
    nay chỉ có gần 600 công ty niêm yết, 4 chứng chỉ quỹ, 612 trái phiếu, 105 CTCK, 46
    công ty quản lý quỹ, 8 ngân hàng lưu ký. Đặc biệt số lượng công ty chứng khoán tăng
    tương đối nhanh – đến nay hơn 100 công ty trên toàn quốc nhưng hoạt động kém hiệu
    quả và thường xuyên thua lỗ.
    Do số lượng các công ty niêm yết chua nhiều, nên khi thiết lập danh mục đầu tư
    trong phạm vị ngành sẽ gặp phải hạn chế về số lượng cổ phiệu trong danh mục, đó là
    chưa kể đến trong đó có một số công ty mới niêm yết nên không đủ số liệu để xây
    dựng mô hình nhân tố phục vụ xây dựng danh mục đầu tư tối ưu. Điều này làm cho
    chúng ta rất có khả năng bỏ ra khỏi danh mục những cổ phiếu tốt.
    3.2.3 Các số liệu chi tiết để xây dựng mô hình rất khó tiếp cận
    Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào thực hiện tìm kiếm, thống
    kê và lưu trử số liệu một cách chi tiết, các số liệu chủ yếu là theo quý, năm. Chính
    những chuổi số liệu không đủ dài và chi tiết khiến cho việc thiết lập mô hình nhân tố
    không chính xác và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư.
    Ngoài ra, các số liệu ở Việt Nam thống kê được vẫn chưa đủ độ tin cậy, như dự trử
    ngoại hối, thâm hụt ngân sách, vay nợ nước ngoài vẫn không được công bố một
    cách chính xác. Mặt khác, một số dữ liệu của một số tổ chức thống kê buộc nhà đầu tư
    phải tốn thêm khoản phí, điều này làm giảm thu nhập của nhà đầu tư. Các số liệu hiện
    nay chỉ được tập trung đầy đủ nhất ở các công ty chứng khoán, phục vụ cho hoạt động
    tư vấn, môi giới, nhà đầu tư khó có thể tự mình phân tích đầu tư nếu các số liệu được
    cung cấp một cách rộng rãi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...