Chuyên Đề Thiết lập cơ chế kiểm soát

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ chế kiểm soát là gì?- Là các thủ tục được xác lập nhằm mục đích ngăn chặn hoặc phát hiện rủi ro.

    - Khi các thủ tục (cơ chế) này được vận hành một cách hữu hiệu (thông qua việc thực hiện một cách nghiêm ngặt các quy chế quản lý) thì các rủi ro của doanh nghiệp cũng sẽ được ngăn chặn hoặc phát hiện một cách đầy đủ, chính xác & kịp thời.



    Một số thủ tục kiểm soát căn bản

    - Phê duyệt

    - Định dạng trước

    - Báo cáo bất thường

    - Bảo vệ tài sản

    - Bất kiêm nhiệm

    - Sử dụng chỉ tiêu

    - Đối chiếu

    - Kiểm tra & theo dõi

    1. Thủ tục phê duyệt

    - Phê duyệt cho phép một nghiệp vụ được phát sinh

    - Phê duyệt cho phép tiếp cận hay sử dụng tài sản, thông tin, tài liệu của công ty

    Việc phê duyệt phải phù hợp với quy chế và chính sách của công ty. Phê duyệt cũng có nghĩa là ra quyết định cho phép “ai” được làm một cái gì đó hay chấp nhận cho một cái gì đó xảy ra, do vậy người phê duyệt phải đúng thẩm quyền.

    Khi phê duyệt cần phải tuân thủ các quy định :

    - Quy định về cấp phê duyệt

    - Quy định về cơ sở của phê duyệt

    - Quy định về dấu hiệu của phê duyệt

    - Quy định về cấp ủy quyền

    Đối với thủ tục này cần lưu ý :

    - Phê duyệt phải nặng về nội dung hơn là hình thức (chữ ký), nếu không, cơ chế kiểm soát sẽ không được xác lập, và do đó việc kiểm soát cũng không được thực hiện.

    - Phê duyệt phải là tránh chồng chéo làm tăng phiền phức, mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

    - Cấp phê duyệt, việc ủy quyền phê duyệt cần được phân định một cách rõ ràng

    2. Thủ tục định dạng trước

    - Đây là thủ tục kiểm soát hữu hiệu khi doanh nghiệp áp dụng rộng rãi chương trình máy tính vào công tác quản lý.

    - Là thủ tục hữu hiệu vì máy tính sẽ không cho phép nghiệp vụ được xử lý nếu các yêu cầu không được tuân thủ.

    - Nhược điểm của thủ tục này là nếu có sai sót thì sẽ có sai sót hàng loạt.

    -> Ai được phép thay đổi các định dạng này?

    Một số ví dụ :

    - Chỉ khi tất cả các thông tin hiển thị trên màn hình được trả lời, máy tính mới xử lý tiếp

    - Mã hóa tất cả các loại vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, tài sản cố định,

    - Xét duyệt trên máy tính

    - Máy tính tiền ở siêu thị (sử dụng mã vạch) .

    3. Thủ tục báo cáo bất thường

    - Tất cả các cá nhân, tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo về các trường hợp bất thường về các vấn đề bất hợp lý mà họ phát hiện ra ở mọi nơi và mọi lúc, ở cả trong và ngoài bộ phận của mình, ở cả trong và ngoài doanh nghiệp (“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”)

    - Phải báo cáo ngay khi phát hiện ra hay báo cáo sau nhưng phải kịp lúc

    - Phải báo cáo cho người có trách nhiệm và đúng thẩm quyền để xem xét và có hướng xử lý từng trường hợp

    - Thế nào là “bất thường”, cụ thể :

    + Các nghiệp vụ không theo đúng quy trình/quy định

    + Các nghiệp vụ ngoại lệ

    + Những bất hợp lý

    + Những vấn đề chưa từng xảy ra , đã xảy ra nhưng lại có sự ảnh hưởng lớn

    + Có thay đổi trong dữ liệu, hệ thống .

    - Các báo cáo này có thể do máy tính thực hiện hay do con người thực hiện. Nhưng phần lớn do con người thực hiện

    - Nhiều công ty xem những báo cáo bất thường này là những đóng góp có giá trị cho công ty và họ đã đề ra những chính sách thưởng, nâng lương và nâng bậc cho các cá nhân và bộ phận có những báo cáo bất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...