Thạc Sĩ Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt m

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 23/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lý do chọn đề tài

    Dệt may là hai ngành kinh tế quan trọng, có quy mô lớn trong sản xuất, xuất khẩu, sử dụng lao đông và chiếm lĩnh thị trường nôi địa.

    Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên hoạt đông sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của tất cả các ngành kể từ giữa năm 2008 đến nay. Tình trạng thất nghiệp, thắt chặt chi tiêu và tín dụng đã làm cho sức mua hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật Bản . bị sụt giảm nghiêm trọng. Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành động mà hầu hết các doanh nghiệp ngành dệt may đã và đang thực hiện đồng thời cũng gặp vô vàn khó khăn.

    Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, đa dạng với giá thành có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều.

    Trước tình hình như thế tôi không kh i băn khoăn và tôi quyết định chọn đề tài “Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

    Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh đã hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này. Và tôi cũng xin cám ơn một số công ty dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát thực tế. Cám ơn các đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi. Vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy kính mong sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô, doanh nghiệp, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

    Những điểm mới của đề tài

    Tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: nghiệp vụ phát sinh liên quan đầu vào, nghiệp vụ phát sinh liên quan quá trình sản xuất, nghiệp vụ phát sinh liên quan đầu ra, nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nhân sự và các nghiệp vụ phát sinh chi tiêu khác đều được đưa vào các quy trình kiểm soát chặt chẽ.

    Các quy trình kiểm soát được thiết lập chi tiết, cụ thể, rõ ràng đảm bảo đầy đủ các thủ tục kiểm soát cần thiết như: chứng từ chứng minh, báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát cũng như cụ thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

    Trong mỗi quy trình kiểm soát được thiết lập, đều có sơ đồ minh họa các bước công việc thực hiện, bộ phận, phòng, ban thực hiện, người phê duyệt cao nhất. Các sơ đồ được đơn giản hóa nên giúp người đọc dễ hiểu. Mỗi bước công việc được thuyết minh chi tiết, cụ thể công việc cho từng vị trí cũng như từng bộ phận, phòng, ban. Hướng dẫn các thủ tục trình duyệt chứng từ, báo cáo, đối chiếu số liệu giữa các vị trí quan trọng có liên quan và kiểm soát lẫn nhau.

    Các quy trình kiểm soát được thiết lập trong bài luận văn này rất dễ áp dụng. Nhân viên ở mọi trình độ nếu được hướng dẫn ban đầu thì đều có thể thực hiện tốt được.

    Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:

    - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO năm 1992.

    - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của một số công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua kết quả khảo sát thực trạng.

    - Đề xuất một số biện pháp khắc phục nhược điểm cho một số quy trình kiểm soát nội bộ tại các công ty dệt may đã được khảo sát thực tế. Từ đó, thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ áp dụng chung cho các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài

    Các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài

    Đề tài chỉ nghiên cứu các quy trình kiểm soát nội bộ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầu vào, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, kiểm soát quá trình tiêu thụ sản phẩm và kiểm soát cả về nhân sự mà các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng.

    Từ kết quả khảo sát thực tế tại một số công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở lý luận “Hoạt động kiểm soát” trong báo cáo của COSO năm 1992, tác giả sẽ đề nghị các quy trình kiểm soát nội bộ chung cho các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Ứng dụng của đề tài

    Các quy trình kiểm soát nội bộ này được áp dụng cho các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở mỗi công ty có một cơ cấu tổ chức khác nhau, do vậy những sự thay đổi để phù hợp với từng công ty khi áp dụng các quy trình này là vấn đề thật sự cần thiết.

    Các quy trình này sẽ giúp cho các công ty ngành dệt may kiểm soát tốt chi phí sản xuất, chi phí quản lý để có thể cạnh tranh với các công ty dệt may nước ngoài, có thể đứng vững và phát triển ngày càng mạnh trên thị trường quốc tế.

    Khi ấy, các hoạt động của công ty thực hiện đúng theo quy định, quy chế nội bộ, tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai sót hay những hành vi gian dối. Đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các số liệu trên báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách có hiệu quả.

    Phương pháp nghiên cứu đề tài

    Khảo sát thực tế các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng. Kết hợp giữa thực tế và lý thuyết của Báo cáo COSO năm 1992 để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích và các giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm của các quy trình xử lý nghiệp vụ mà các công ty ấy đang áp dụng.

    Cuối cùng, đúc kết từ kinh nghiệm làm việc thực tế và cơ sở lý luận từ báo cáo COSO năm 1992, tác giả thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Bố cục của luận văn

    Luận văn gồm 3 chương, tổng cộng 126 trang, nội dung của đề tài được trình bày

    trong 3 chương:

    Chương 1.Ể Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ.

    Chương 2: Thực trạng về các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Chương 3: Các giải pháp cho việc thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...