Luận Văn Thiết lập các chỉ số KPIs cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm TRB tại công ty TNHH Schaeffler

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 16/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ và làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải biết cách làm thế nào để mang lại cho khách hàng nhiều lợi ích nhất về mặt giá cả, chất lượng và dịch vụ. Do đó, các hoạt động quản lý tại doanh nghiệp càng được chú trọng hơn nữa. Để biết được qui trình quản lý đang sử dụng đã tốt hay chưa, doanh nghiệp không phải chỉ cần dựa vào các chỉ tiêu tài chính cũng như doanh thu, lợi nhuận, mà còn cần phải có một sự đánh giá toàn diện dựa trên nhiều hoạt động chức năng quan trọng, những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Hai công cụ BSC (Thẻ cân bằng điểm) và KPI (Chỉ số đo lường hoạt động) có thể giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống đánh giá các hoạt động một cách hiệu quả nhất.
    Hướng tới sự chuyên nghiệp trong kỹ năng quản trị, công ty TNHH Schaeffler Việt Nam đã ứng dụng KPIs cho các hoạt động tại bộ phận sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, xây dựng và cải thiện hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động dành riêng cho công tác hoạch định sản xuất, công ty đã đề xuất cho tác giả đề tài “Thiết lập các chỉ số KPIs cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm TRB tại công ty TNHH Schaeffler Việt Nam”.

    Đề tài được xây dựng nhằm cải thiện ý thức và tinh thần làm việc của nhân viên không chỉ tại bộ phận sản xuất, tạo động lực tích cực cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng phục vụ khách hàng. Việc phân tích và đánh giá các chỉ số KPIs một cách khách quan sẽ giúp công ty tìm ra được nguyên nhân gây ra lãng phí, các hoạt động chưa được hiệu quả. Từ đó, công ty có cơ sở để tập trung hiệu chỉnh, bổ sung và cải tiến đối với những chỉ số chưa phù hợp.

    Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành lựa chọn các chỉ số KPIs tương ứng 6 viễn cảnh của thẻ cân bằng điểm dựa trên quy trình hoạch định và các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp. Với các nền tảng cơ sở lý thuyết về quản lý chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất tinh gọn và các công cụ thống kê, tác giả sẽ nhận định về thực trạng hoạt động tại doanh nghiệp và đưa ra các kiến nghị cải tiến thích hợp.











    MỤC LỤC
    Đề mục Trang
    Nhiệm vụ luận văn
    Lời cảm ơn . i
    Tóm tắt luận văn ii
    Mục lục iii
    Danh sách hình vẽ vii
    Danh sách bảng biểu ix
    Danh sách các từ viết tắt x
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
    1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu đề tài . 2
    1.2.2 Ý nghĩa đề tài . 2
    1.2.3 Giới hạn đề tài 2
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.3.1 Quy trình thực hiện . 3
    1.3.2 Các thông tin cần thu thập . 4
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
    2.1 LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 5
    2.1.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng 5
    2.1.2 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng . 5
    2.1.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng 5
    2.1.4 Các thành phần của chuỗi cung ứng . 6
    2.1.5 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng . 7
    2.2 LÝ THUYẾT LEAN MANUFACTURING 8
    2.2.1 Định nghĩa Lean Manufacturing . 8
    2.2.2 Mục tiêu của Lean Manufacturing 8
    2.2.3 Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing . 9
    2.2.4 Các khái niệm trong Lean Manufacturing . 10
    2.3 LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT 12
    2.3.1 Khái quát về hoạch định 12
    2.3.2 Hoạch định sản xuất tổng hợp . 14
    2.4 HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐIỂM . 16
    2.4.1 Định nghĩa 16
    2.4.2 Lợi ích hệ thống BSC 17
    2.4.3 Nội dung thẻ điểm cân bằng 17
    2.5 LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG – KPI . 21
    2.5.1 Giới thiệu chung 21
    2.5.2 Lợi ích của các chỉ số đo lường hiệu suất 22
    2.5.3 Các nền tảng cơ bản cho việc ứng dụng KPIs . 23
    2.5.4 Mô hình 12 bước của David Parmenter . 25
    2.5.5 Ứng dụng KPIs trong sản xuất . 27
    2.6 CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 28
    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP . 29
    3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC 29
    3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN . 30
    3.3 CHỨC NĂNG . 30
    3.4 QUY TRÌNH SẢN XUẤT 31
    3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ 33
    3.5.1 Quy mô và sơ đồ tổ chức 33
    3.5.2 Chức năng của các vị trí . 34
    3.6 SẢN PHẨM – THỊ TRƯỜNG – ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 38
    3.7 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP . 38
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG . 40
    4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 40
    4.1.1 Tình hình hoạt động sản xuất sản phẩm . 40
    4.1.2 Tình hình hoạch định sản xuất sản phẩm TRB . 41
    4.2 PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HIỆN TRẠNG HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐIỀU ĐỘ ĐƠN HÀNG SẢN PHẨM TRB 42
    4.2.1 Hiện trạng điều độ đơn hàng . 42
    4.2.2 Hiện trạng quản lý tồn kho 43
    4.2.3 Vấn đề trong quản lý tồn kho và hoạch định sản xuất 44
    4.3 GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT . 45
    4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ KPIs . 47
    4.4.1 Thẻ điểm sự hài lòng khách hàng . 47
    4.4.2 Thẻ điểm quy trình nội bộ . 50
    4.4.3 Thẻ điểm tài chính 60
    4.4.4 Thẻ điểm sự hài lòng của nhân viên và thẻ điểm đào tạo/phát triển. 65
    4.4.5 Thẻ điểm môi trường và cộng đồng 65
    CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 66
    5.1 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 66
    5.1.1 Thông tin thu thập . 66
    5.1.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ . 66
    5.1.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ . 66
    5.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi . 68
    5.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 69
    5.2.1 Khảo sát về hiệu quả hoạt động của quy trình hoạch định và điều độ sản xuất hiện tại 69
    5.2.2 Khảo sát về mức độ sẵn sàng của quy trình sản xuất 71
    5.2.3 Khảo sát về mức độ linh hoạt của quy trình hoạch định và điều độ sản xuất 72
    5.2.4 Khảo sát về mức độ quan trọng của các chỉ số . 73
    5.3 CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 73
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 77
    6.1 KẾT LUẬN 77
    6.2 KIẾN NGHỊ . 78
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1: Sản phẩm công ty . I
    Phụ lục 2: Danh mục các mã chi tiết II
    Phụ lục 3: Quy trình hoạt động III
    Phụ lục 4: Hình mô tả lỗi trên hệ thống Fast . IV
    Phụ lục 5: Bảng thu thập thông tin về các chỉ số KPIs chính cần sử dụng khi phân tích thực trạng V
    Phụ lục 6: Dữ liệu hiệu suất chuyền WGQ và Beain VII
    Phụ lục 7: Dữ liệu thời gian dừng máy . XIII
    Phụ lục 8: Dữ liệu thống kê tổng số lượng lỗi của các chi tiết . XIV
    Phụ lục 9: Dữ liệu thống kê lỗi theo từng chuyền . XV
    Phụ lục 10: Dữ liệu thống kê lỗi theo từng máy . XVI
    Phụ lục 11: Bảng khảo sát XVII
    Phụ lục 12: Các dữ liệu khác của công ty . XXI





    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các mục sau:
    - Lý do hình thành đề tài “Thiết lập KPIs cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm TRB tại công ty TNHH Schaeffler Việt Nam”.
    - Mục tiêu hướng đến của đề tài.
    - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài đối với bản thân tác giả và với công ty TNHH Schaeffler Việt Nam.
    - Giới hạn nghiên cứu của đề tài cùng với khả năng mở rộng của đề tài.
    - Cuối cùng, tác giả sẽ trình bày sơ lược về phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện đề tài.
    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Cánh cửa WTO mở ra không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà còn đem đến những áp lực cạnh tranh rất lớn. Khi ấy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, việc theo dõi và quản lý công tác hoạch định sản xuất được coi là nhiệm vụ quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất.
    Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn Schaeffler Đức, tập đoàn chuyên sản xuất kinh doanh vòng bi, bạc đạn hàng đầu thế giới. Công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp Amata, Biên Hòa, Đồng Nai, được đầu tư xây dựng như là nhà máy sản xuất duy nhất tại khu vực Đông Nam Á.
    Sắp tới đây, công ty đang có chiến lược phát triển sản xuất, mở rộng xây dựng nhà máy mới nhằm gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng tại thị trường Đông Nam Á. Các công việc đã và đang được chuẩn bị cho chiến lược này ở tất cả các bộ phận, từ bộ phận nhân sự, kế hoạch, mua hàng, sản xuất đến kho, . Điển hình như, vào cuối tháng 3 năm 2011 công ty đã đầu tư triển khai phần mềm ERP cho bộ phận kho nhằm đẩy nhanh thời gian giao hàng, giảm thời gian chờ cho khách hàng.
    Thêm vào đó, công ty nhận thấy rằng, việc quản lý và kiểm soát công tác hoạch định sản xuất một cách hiệu quả là nhân tố thiết yếu góp phần cao chất lượng phục vụ khách hàng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhằm khắc phục tình trạng trễ đơn hàng, giảm các lãng phí trong quá trình sản xuất qua đó giảm giá thành sản phẩm, công ty đã đề xuất dự án thiết lập một hệ thống các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động dành riêng cho công tác hoạch định sản xuất.

    Trên cơ sở đó, đề tài “Thiết lập các chỉ số KPIs cho công tác hoạch định, điều độ sản xuất sản phẩm TRB tại công ty TNHH Schaeffler Việt Nam” đã được hình thành dưới sự hỗ trợ của bộ phận kế hoạch và bộ phận sản xuất. Hệ thống KPIs sẽ được sử dụng cho công tác đánh giá hiệu quả của quy trình hoạch định sản xuất. Những đề xuất, nhận xét thu được từ đề tài sẽ cung cấp thông tin cho công ty trong việc cải tiến hệ thống hoạch định và quản lý sản xuất hiện tại.

    1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu đề tài
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Schaeffler Việt Nam với những mục tiêu sau:
    - Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng hoạch định sản xuất sản phẩm TRB của công ty TNHH Schaeffler Việt Nam.
    - Thiết lập các chỉ số KPIs cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm TRB.

    - Thực hiện phân tích các chỉ số KPIs để tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hệ thống hoạch định sản xuất sản phẩm TRB.
    1.2.2 Ý nghĩa đề tài
    * Đối với bản thân:
    Bằng việc thực hiện đề tài này, tác giả có cơ hội:
    - Củng cố các kiến thức về chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và bảy công cụ thống kê.
    - Tìm hiểu sâu hơn về hệ thống cân bằng điểm và các chỉ số KPIs.
    - Rèn luyện các kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu.
    - Thông qua cơ hội được làm việc tại công ty TNHH Schaeffler Việt Nam, tác giả đã được tìm hiểu về các chức năng tại bộ phận kế hoạch, học hỏi về quy trình và cách thức xây dựng các kế hoạch thực tế tại công ty, cách thức giao dịch với khách hàng, các chỉ số KPIs thực tế được thiết lập cho bộ phận sản xuất.
    * Đối với doanh nghiệp:
    - Đề tài sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được vấn đề của hệ thống sản xuất TRB, thấy được hiệu quả và các mặt hạn chế của công tác hoạch định sản xuất hiện nay, hoàn thiện hệ thống đánh giá với một cái nhìn tổng quát trên nhiều hoạt động, mà không chỉ tập trung kiểm soát tại bộ phận sản xuất.
    - Đồng thời, kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin để bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất thiết lập các phương án sản xuất và triển khai các kế hoạch sản xuất một cách hiệu quả.
    1.2.3 Giới hạn đề tài
    * Nội dung giới hạn đề tài:

    - Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam hiện nay đang sản xuất hai dòng sản phẩm đó là bạc đạn TRB và gối đỡ RIBB. Do thời gian có hạn và đảm bảo tính khả thi trong việc hoàn thành đề tài nên tác giả sẽ tập trung vào sản phẩm bạc đạn TRB, sản phẩm sản xuất chính của công ty.
    - Đề tài chỉ tiến hành thiết lập hệ thống KPIs cho công tác hoạch định sản xuất sản phẩm TRB tại công ty.
    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Từ các dữ liệu có liên quan được thu thập của sản phẩm bạc đạn TRB trong năm 2011 và các chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, tác giả xây dựng hệ thống KPIs dựa trên 6 viễn cảnh của thẻ cân bằng điểm của Robert Kaplan và David Norton.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...