Tài liệu Thiết kết trắc ngang tính toán khối lượng đào đắp

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THIẾT KẾT TRẮC NGANG TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP
    I. Nguyên tắc thiết kế trắc ngang :
    - Các đặc trưng mặt cắt ngang của đường ô tô phụ thuộc vào cấp đường và vận tốc thiết kế đã tính toán sơ bộ ở chương II. Trong quá trình vạch tuyến thiết kế, bình đồ và trắc dọc yêu cầu phải đảm bảo những nguyên tắc của việc thiết kế cảnh quan đường tức là phải phối hợp hài hoà giữa bình đồ - trắc dọc - trắc ngang, đặc biệt chú ý vị trí đỉnh của các đường cong nằm. Tuy nhiên, trong thiết kế yêu cầu phải tính toán thiết kế cụ thể mặt cắt ngang cho từng đoạn tuyến có địa hình khác nhau. Ứng với mỗi sự thay đổi của địa hình (nơi có đào sâu, đắp cao, nơi có xử lý đặc biệt, nơi có mở rộng bụng đường cong nằm, .), nơi có các kích thước và cách bố trí lề đường, rãnh thoát nước, công trình phòng hộ khác nhau.
    - Chỉ giới xây dựng của đường bao gồm đường xe chạy (có thể có đường cho xe thô sơ), vĩa hè, dãi cây xanh. Với cấp đường là cấp IV, theo Bảng 21- Hướng dẫn thiết kế đường ôtô, chỉ giới xây dựng là 19 m.
    Khoảng không gian khống chế, trong đó có khoảng không gian khống chế tối thiểu là 4,5 m, cá biệt là 4,0 m như Hình 6.1.



















    - Các yếu tố tối thiểu của mặt cắt ngang quy định trong Bảng 6 - TCVN 4054-98. Với đường có V = 60 km/h:
    + Phần xe chạy : 2  3,5 (m).
    + Phần lề đường : 2  2,5 (m).
    + Phần lề gia cô ú: 2  2,0 (m).
    - Ngoài ra, còn có thể phải sử dụng các làn phụ theo yêu cầu, cụ thể:
    + Làn đổ xe dọc đường chiều rộng tối thiểu 2,5m song song với làn xe bình thường khi lưu lượng xe chạy 300 xe/h.
    + Làn xe chạy chậm (xe tải nặng, xe kéo móc .) phổ biến ở đoạn lên dốc dài và có độ dốc lớn. Các làn xe phụ sẽ thế chỗ phần lề gia cố. Chiều rộng nền đất còn lại nếu không đủ, cần phải mở rộng nền đường để đảm bảo phần lề đất còn lại tối thiểu là 0,5m.
    - Độ đốc ngang của đường: với đường cấp cao thứ yếu, cấp 60 dùng loại mặt đường bêtông nhựa loại do đó:
    + Độ dốc ngang của mặt đường: 2%.
    + Độ dốc ngang của lề đường: thiết kế cho thoát nước dễ dàng tránh ứ đọng gây lún lề, do vậy phải gia cố lề đường và độ dốc ngang lề đường phụ thuộc vào loại vật liệu gia cố lề. Chọn vật liệu gia cố lề trùng với vật liệu làm mặt đường (BTN) do đó độ dốc ngang của lề gia cố lấy bằng độ dốc ngang của mặt đường là 2%. Độ dốc ngang của phần lề đất còn lại là 6%.
    + Độ dốc mái taluy nền đào, nền đắp phụ thuộc vào chiều cao taluy và địa chất khu vực tuyến đi qua. Nói chung, phải đảm bảo sự ổn định của mái dốc. Trường hợp không thể thiết kế được mái dốc theo độ dốc cần thiết thì phải thiết kế tường chắn, tường bao.
    - Từ điều kiện trên, ta có các dạng trắc ngang của hai phương án tuyến như sau:
    + Dạng nền đường đào: Độ dốc mái ta luy là 1:1, rãnh dọc hình thang có kích thước đáy rãnh là 0,4 m, Chiều sâu rãnh là 0,4 m, taluy rãnh là 1:1.
    + Dạng nền đắp: Độ dốc mái taluy là 1:1,5, ở những đoạn đường đắp nhỏ hơn 0,6 m ta bố trí rãnh dọc như ở nền đường đào.
    + Dạng nền nữa đào, nữa đắp: Phần nền đào độ dốc mái taluy là 1:1, phần nền đắp độ dốc mái taluy là 1:1,5. Bố trí rãnh một bên phía nền đào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...