Đồ Án Thiết kế website giới thiệu và bán sản phẩm máy tính

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD="width: 638"] TÓM TẮT ĐỒ ẤN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
    Đồ án ứng dụng Xampp và Macromedia Dreamweaver xây dựng website giới thiệu và mua bán sản phẩm máy tính (hệ thống bán sản phẩm máy tính trực tuyến) nhằm mục đích:
    Thay thế hoặc hỗ trợ các hệ thống bán hàng cũ, giúp cho việc bán hàng và quảng bá sản phẩm được rộng rãi hơn, cho phép quản lý, truy cập và tra cưu các sản phẩm diện rộng nhờ internet.
    Giúp khách hàng có thể truy cập, xem thông tin sản phẩm, đăt mua trực tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng nhờ ví điện tử.


    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 638"] MỤC LỤC

    CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 9
    1. Lý do chọn đề tài: 9
    2. Phương pháp nghiên cứu. 9
    3. Phân tích bài toán. 9
    a. Giới thiệu về bán hàng trực tuyến. 9
    b. Xem và đặt hàng. 10
    c. Thanh toán. 11
    d. Vận chuyển. 12
    4. Giới thiệu tổng quan về website bán hàng. 12
    5. Hướng và phạm vi giải quyết 13
    a. Mục đích thiết kế website. 13
    b. Hướng giải quyết 13
    CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 20
    2.1 Chức năng của hệ thống. 20
    1.1 Quản trị Web. 20
    2.2 Biểu đồ Use case. 20
    2.2.1. Biểu đồ use case tổng quát 21
    2.2.2.Biểu đồ phân rã use case. 22
    2.2.2.1 phân rã use case người dùng. 22
    2.2.2.2 phân rã use case tìm kiếm 23
    2.2.2.4 phân rã use case quản lý tin tức. 24
    2.2.2.5 phân rã use case quản lý giới thiệu. 24
    2.2.2.6 phân rã use case quản lý liên hệ. 25
    2.2.2.7 phân rã use case quản lý thăm dò ý kiến. 25
    2.2.2.8 phân rã use case quản lý thăm dò sản phẩm 26
    2.2.2.9 phân rã use case quản lý thăm đơn hàng. 26
    2.3 Đặc tả use case. 26
    2.3.1 Đặc tả use case Quản lý User. 26
    3.2 Đặc tả use case Quản lý sản phẩm 29
    2.3.3 Đặc tả use case Quản lý đơn hàng. 31
    2.4 Các biểu đồ tương tác (Sequence diagram và Collaboration diagram). 33
    2.4.1 Xác định các lớp trong hệ thống. 33
    2.4.2 biểu đồ lớp. 34
    2.4.2.1 gói đăng nhập hệ thống. 34
    2.4.2.2 gói quản lý danh mục tin, tin bài 37
    2.4.3 Biểu đồ trình tự. 39
    2.4.3.1 quản trị hệ thống. 39
    2.4.3.2 quản lý tin bài 41
    2.6 biểu đồ hoạt động đặt hàng. 44
    CHƯƠNG III TRIỂN KHAI VÀ VIẾT ỨNG DỤNG 45
    I. Giới thiệu và cài đặt xampp. 45
    1. Giới thiệu. 45
    2. Cài đặt XAMPP. 45
    3. Sử dụng và quản trị XAMPP. 50
    II. Ứng dụng thiết kế website. 53
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài:
    Internet bùng nổ vào cuối thập niên 90, ngày nay chúng ta thấy Internet trở lên không thể thiếu được trong mỗi chúng ta.Bất kỳ những gì chúng ta quan tâm và muốn biết đều có thể tìm thấy ở đây.Cùng với sự bùng nổ của internet, ngày nay thương mại điện tử trở lên quen thuộc với người sử dụng bởi nó đã xóa dần mọi khoảng cách giữa người bán với người mua. Thương mại điện tử đã khiến cho việc mua bán giao dịch giữa người với người trở lên đơn giản hơn bao giờ hết. Thay vì phải gặp trực tiếp, mọi hoạt động sẽ diễn ra thông qua Internet.
    Ta thấy ngày nay các của hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần một diện tích bán hàng thực sự mà thông qua các trang web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến không cần đến một nhà kho hay chỉ cần rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế đó tiếp kiệm được các chi phí cố định này có thể được chuyển tiếp cho khách hàng, đó là việc khách hàng sẽ được giảm chi phí vận chuyển so với cửa hàng cố định.
    Nói chung Thương mại Điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh, nhờ nó mà các sản phẩm được phân phối rộng rãi và làm cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm một cách nhanh chóng.
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì mọi giao dịch, hoạt động buôn bán trên thực tế đều có thể được mô tả bằng các chương trình. Một cửa hàng bán hàng sẽ hoàn toàn có thể được thay thế bằng một Website mà ở đó mọi người có thể mua bán bất cứ sản phẩm nào mà mình đang cần ngay cả khi ngồi ở nhà hay ở nơi làm việc. Xuất xứ từ nhu cầu đó tôi đã tìm hiểu và thiết kế Website bán hàng trực tuyến.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu trên Internet, tìm hiểu về thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến lựa chọn hình thức thanh toán bằng ngân lượng.
    3. Phân tích bài toán
    a. Giới thiệu về bán hàng trực tuyến
    Bán hàng trực tuyến, là đưa hình ảnh, thông tin của hàng hóa đó lên Internet để bán. Đây là một chương trình phần mềm có tính năng giỏ hàng. Người mua chọn lựa các sản phẩm và đặt chúng vào giỏ hàng của mình. Đằng sau một của hàng trực tuyến như thế là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương trình phần mềm cho kênh bán hàng này.
    Một cửa hàng trực tuyến hiện đại không chỉ tạo khả năng cho người dùng xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật về nó.Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm để cảm giác của người mua càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng của cá nhân của từng khách hàng. Bằng cách này người sản xuất hay người chào bán còn có thêm thông tin rất có giá trị về ý thích của khách hàng.
    Các hình thức được biết nhiều của thương mại điện tử là mua bán trang thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy ảnh, sách, nhạc . cũng như mua bán đấu giá trong internet. Thông qua việc Internet bùng nổ vào cuối thập niên 90, của hàng trực tuyến ngày càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi thế là họ không cần một diện tích bán hàng thực sự mà thông qua các trang Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến không cần đến một nhà kho hay chỉ cần rất ít, vì thường có thể cung cấp cho khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế đó tiếp kiệm được các chi phí cố định này có thể được chuyển tiếp cho khách hàng. Ngay cả những người bán sách trong Internet tại Đức, bắt buộc phải bán sách theo giá cố định, cũng vẫn có lợi thế là thông qua việc không thu tiền cước phí gửi - tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến tận cửa hàng để mua sách mà vẫn có cùng một giá.
    Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp tiếp vận và cách dịch vụ phân phối, trong khi các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ thường là nhưng người thua cuộc trong biến đổi này. Ngành công nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của thương mại Internet thông qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ thuật cũng như bảo trì các cửa hàng trực tuyến.
    b. Xem và đặt hàng
    Có thể nói thương mại điện tử VN hiện nay chỉ gồm việc thiết lập một “Showroom” trên mạng để giới thiệu về doanh nghiệp và trưng bày các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
    Ngày nay các website còn thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có thể đặt hàng thông qua email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua và sẽ tiến hành thanh toán. Trong quy trình giao dịch này, việc mua bán qua mạng chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, các công đoạn khác vẫn được tiến hành theo cách truyền thống.
    Trong khi các showroom trên mạng được hình thành rất rầm rộ, thậm chí có cả những showroom để cho thuê (người lập website không dùng nó để trưng bày các sản phẩm của mình, mà của các doanh nghiệp khác) thì việc mua bán qua mạng lại chưa được phát triển ở VN. Lý do của vấn đề này nằm ở chính khâu thanh toán. Có thể nói thanh toán như là một “nút cổ chai” cản trở sự phát triển của việc mua bán trực tuyến nói riêng và của thương mại điện tử nói chung ở VN.
    c. Thanh toán
    Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hoạt động từ tháng 5-2002.Đến nay hệ thống đã kết nối thanh toán cho hơn 250 chi nhánh tổ chức tín dụng và hơn 50 ngân hàng thương mại (Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2005 của bộ tài chính). Như vậy, việc thanh toán điện tử giữa các chi nhánh của ngân hàng và giữa các ngân hàng trong nước với nhau đã liên thông.
    Tuy nhiên, phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp có website bán hàng qua mạng áp dụng chủ yếu hiện nay là chuyển khoản (qua ngân hàng hoặc qua máy ATM), gửi tiền qua bưu điện, chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, thanh toán thông qua các thẻ mua hàng trả trước.
    Nhược điểm của hình thức này là không nhanh gọn, kéo dài thời gian mua hàng và không đảm bảo mục đích mà người mua mong muốn khi mua hàng qua mạng: tiến hành tất cả các thủ tục mua hàng tại chỗ, trên máy vi tính, nhanh gọn.
    Riêng việc thanh toán qua thẻ mua hàng trả trước thì đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng chỉ với những khách hàng thân thiết (những người đã mua thẻ), chưa đáp ứng được các giao dịch của các khách hàng vãng lai, nghĩa là vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán “mọi lúc mọi nơi” của giao dịch mua hàng.
    Trong khi đó, phương thức thanh toán đặc trưng nhất của thương mại điện tử là thanh toán qua mạng thông qua mã số thẻ ngân hàng thì chưa được áp dụng tại VN. Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến chưa thể mở tài khoản thu tiền thanh toán từ thẻ (merchant account) tại các ngân hàng thương mại tại VN. Người tiêu dùng chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại những website bán hàng trong nước.
    Như vậy, việc giải tỏa những trở ngại về thanh toán qua mạng hiện nay là điều kiện thiết yếu giúp thương mại điện tử nói chung và việc mua bán qua mạng nói riêng ở VN phát triển.
    d. Vận chuyển
    Sau đó hoàn tất việc mua bán trên Website bán hàng, nhà cung cấp sẽ tiến hành chuyển hàng đến tận tay khách hàng. Một trong những ưu thế của mua bán trực tuyến là giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng mua một món hàng không có ở địa phương mình với chi phí rẻ.Tuy nhiên, lợi thế này chỉ đạt được khi hệ thống vận chuyển có chất lượng phục vụ tốt và có mức phí cạnh tranh.
    4. Giới thiệu tổng quan về website bán hàng
    Website bán hàng của tôi trưng bày với nhiều mẫu mã sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.Với website khách hàng có thể tìm kiếm dễ dàng và mua các sản phẩm một cách nhanh nhất thông qua mạng internet. Đồng thời nó giúp cho người bán hàng có thể quản lý các sản phẩm của mình một cách hiệu quả.
    Có rất nhiều loại sản phẩm như:
    · Máy tính : case, laptop.
    · Điện thoại.
    · Máy ảnh.
    · Máy nghe nhạc.
    · Thiết bị hỗ trợ và các phụ kiện điện thoại.
    ·
    Tất cả các sản phẩm đều được mô tả đầy đủ với các thông tin về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng, giá cả .Và khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm một cách nhanh chóng.
    Để mua hàng mà mình yêu thích, khách hàng phải đăng nhập vào Website và gửi đơn đặt hàng, sau đó điền các thông tin liên quan đến sản phẩm mình cần mua, sau đó giao dịch mua bán thành công thì sản phẩm sẽ được chuyển về tận địa chỉ mà khách hàng yêu cầu. Website cũng cho phép khách hàng thay đổi hay xóa bỏ đơn đặt hàng nếu muốn.
    Sẽ có các nhóm quản lý trong của hàng như sau: Bán hàng, Kho hàng, Quản trị. Mỗi nhóm đảm nhận những nhiệm vụ và phạm vi hoạt động riêng.
    Bộ phận bán hàng có nhiệm vụ kiểm tra, in ấn, theo dõi và cập nhật các trạng thái của đơn đặt hàng. Nhóm này sẽ phân phối các sản phẩm và quản lý các thông tin về khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại và thẻ thanh toán.
    Kho hàng có nhiệm vụ kiểm tra, cập nhật thông tin về các sản phẩm và số lượng của các sản phẩm đó.
    Quản trị quản lý người dùng và cơ sở dữ liệu. Trong đó mỗi người dùng phải có một tên người dùng và mật khẩu trong mỗi phạm vi truy cập của mình.
    5. Hướng và phạm vi giải quyết
    a. Mục đích thiết kế website
    Tạo được giao diện cho khách hàng, để khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng và thân thiện.
    Khách hàng sau khi lựa chọn được sản phẩm thì có thể tiến hành đặt hàng, và nhất là có thể thanh toán trực tuyến (ngày nay việc thanh toán này còn rất nhiều khó khăn).

    Tạo được các chức năng hỗ trợ cho người quản trị website như: thêm, sửa, xóa sản phẩm, thống kê được số lượng đã bán, số lượng còn trong kho, thông kê hóa đơn bán hàng .
    b. Hướng giải quyết
    b.1. mô hình hoạt động mua bán của hệ thống
    Xây dựng một gian hàng online, trưng bày đầy đủ thông tin về các sản phẩm trên Website. Khách hàng lựa chọn sản phẩm rồi đưa vào giỏ hàng sau đó tiến hành thanh toán qua một bên trung gian gọi là “Ngân lượng”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...