Đồ Án Thiết kế viện cơ học ứng dụng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I:

    GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH

    1.1 .Sự cần thiết đầu tư:

    Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình hòa nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. Trong đó khoa học kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng, nhu cầu nhgiên cứu, học tập ngày càng cao. Điều này,đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, phát minh và vận dụng những tiến bộ khoa học vào thực tế. Việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu chuyên biệt là điều rất cần thiết tạo điều kiện tốt cho học tập, nghiên cứu trong nước cũng như tiếp thu những thành tựu ngoài nước. Vì vậy các phòng thí nghiêm Viện Cơ Học Ưng Dụng ra đời.
    1.2 .Vị trí xây dựng:

    Công trình được xây dựng trên khu đất nằm tại số 291 Điện Biên Phủ,Quận 3,Tp.Hồ Chí Minh. Mặt đứng chính giáp vơi đường Điện Biên Phủ, mặt bên trái và phải giáp với khu dân cư.
    1.3 .Đặc điểm khí hậu tại khu vực xây dựng:

    * Nhiệt độ trung bình 25°c
    * Nhiệt độ thấp nhất 20°c
    * Nhiệt độ cao nhất 30°c
    * Lượng mưa trung bình 274,4mm
    * Lượng mưa cao nhất 638 mm (tháng 9)
    * Lượng mưa thấp nhất 31mm (tháng 11)
    * Độ ẩm tương đối trung bình 81,5%
    * Độ ẩm tương đối thấp nhất 79%
    * Độ ẩm tương đối cao nhất 100%
    * Lượng bốc hơi thung bình 28mm/ngày
    * Lượng bốc hơi thấp nhất 6,5mm/ngày
    * Nhiệt độ trung bình mùa khô 27°c

    * Hướng gió:

    Hướng gió chủ đạo Đông Nam và Tây Nam tốc độ trung (12-15) m/s thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
    Gió phụ hướng Đông Bắc thổi nhẹ.
    Rất ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
    Công trình 12 tầng được chia thành các khu chức năng từ dưới lên như sau.
    + Tầng hầm: nơi đậu xe,phòng máy,bể nước ngầm,kho.
    + Tầng trệt: tiếp tân, trưng bày, hành chánh tổ chức
    + Lửng : gồm các phòng làm việc của viện phó, kế toán thủ quỹ
    + Lầu 1 : phòng viện trưởng, viện phó, phòng họp, thư viện.
    + Lầu 2 : phòng chuyên gia, nghiên cứu, thí nghệm, đào tạo.
    + Lầu 3 : nghiên cứu, thí nghiệm
    + Lầu 4 : Phòng thiết kế, thí nghiệm, nghiên cứu.
    + Lầu 5 : Phòng nghiên cứu, thí nghiệm
    + Lầu 6 : Phòng nghiên cứu, thí nghiệm
    + Lầu 7 : Phòng nghiên cứu, thí nghiệm
    + Lầu 8 : Phòng nghiên cứu, thí nghiệm
    + Sân thượng : Sân thượng, canteen
    + Mái : Hồ nước mái
    1.4. Giải pháp giao thông:
    Giao thông ngang dựa theo các hành lang công trình.
    Giao thông thẳng đứng dựa vào các cầu thang, thang máy .
    1.5. Giải pháp kỹ thuật
    1.5.1 Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy:
    Theo TCVN 2622-78 qui định các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy cho nhà, công trình được áp dụng cho nhà cao tầng như sau:
    Các loại cửa đi, cửa sổ, mặt sàn , vật liệu trang trí trần đều có thể làm bằng vật liệu dễ cháy.
    Các bộ phận chịu lực của cầu thang (thang bộ và thang máy) có thể làm bằng vật liệu dễ cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất một giờ.
    Các bộ phận chịu lực của công trình như sàn,tường làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất 6 giờ.
    Có bình chữa cháy đặt ở mỗi tầng.
    Các cửa đi, lối đi, hành lang, cầu thang được thiết kế đảm bảo có lối thoát khi cháy xảy ra.
    Khoảng cách xa nhất từ các phòng có người ở đến lối thoát gần nhất nằm trong qui định.
    Họng nước chữa cháy được thiết lập riêng.
    Phòng cháy bằng hóa chất và nước:

    * Hóa chất : các bình cứu hỏa đặt tại các nơi trọng yếu (cửa ra vào, phòng điện, chân cầu thang mỗi tầng ).

    * Nước : lấy từ hồ nước mái xuống và hồ nước ngầm lên, sử dụng máy bơm xăng lưu động .

    Mỗi tầng đều có hộp cứu hoả riêng .
    1.5.2. Yêu cầu về hệ thống cấp thoát nước – hệ thống gió.
    Công trình có đầy đủ hệ thống cấp nước, thoát nước, thông gió, hệ thống thải rác cũng như hệ thống nước thải.

    * Hệ thống cấp thoát nước:

    Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố dẫn vào bể chứa ở tầng hầm rồi được bơm lên bể nước trên cao. Từ đó nước được dẫn đến mọi nơi trong công trình, đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt và chữa cháy.

    * Hệ thống thông gió:

    Các phòng đều đảm bảo thông gió tự nhiên bằng các cửa sổ, cửa đi,hành lang; kết hợp với hệ thống máy điều hòa nhiệt độ tại từng phòng.
    1.5.3. Yêu cầu về hệ thống chiếu sáng tự nhiên –nhân tạo,hệ thống thiết bị điện:

    * Hệ thống chiếu sáng tự nhiên -nhân tạo :

    Các phòng được chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu sáng nhân tạo.

    * Hệ thống thiết bị điện:

    Hệ thống thiết bị điện dùng trong sinh hoạt và thang máy.
    Hệ thống thiết bị điện chiếu sáng.
    Hệ thống thiết bị điện chiếu sáng sự cố.
    Hệ thống thiết bị điện dự phòng.

    * Thoát rác

    Hệ thống thu rác được đặt ở cạnh cầu thang chung cho các tầng ,rác được đưa xuống tầng hầm và tại đây sẽ được tiền xử lý(ép và phân hóa rồi đưa ra ngoài).
    1.5.4. Hệ thống thu lôi:
    Hệ thống thu lôi gồm các cột thu lôi, mạng lưới dẫn sét đi ngang và đi xuống , điện cực tiếp dẫn xuống đất được thiết lập ở tầng mái để bảo vệ tầng nhà và tối thiểu hóa nguy cơ bị sét đánh . các cơ cấu bằng thép , các hệ thống anten sẽ được nối với hệ thống thu lôi.


    CÓ ĐẦY ĐỦ BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH
     
Đang tải...