Thạc Sĩ Thiết kế vector mang gen mã hóa yếu tố đông máu VIII tái tổ hợp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh hemophilia (còn gọi là bệnh ưa chảy máu) là một bệnh di truyền do thiếu
    hụt hay bất thường chức năng của các yếu tố đông máu như các yếu tố VIII, IX hay
    XI. Trong đó sự thiếu hụt yếu tố VIII là thường gặp nhất trong bệnh hemophilia.
    Mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng liên quan trực tiếp đến nồng độ của yếu tố VIII
    trong huyết tương. Hemophilia thể nhẹ khi nồng độ yếu tố VIII trong huyết tương
    khoảng từ 6-30% so với người bình thường, ở thể này chảy máu thường xảy ra sau
    chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Thể trung bình khi nồng độ của yếu tố VIII trong
    huyết tương từ 1-5%. Và thể bệnh nặng khi nồng độ của yếu tố VIII trong huyết
    tương dưới 1%. Ở thể nặng, chảy máu có thể xảy ra tự phát hoặc sau những sang
    chấn nhẹ, nhất là ở khớp và cơ, trung bình mỗi năm chảy máu 20-30 lần, nhưng
    cũng có thể nhiều hơn.
    Việc chẩn đoán chính xác và điều trị sớm căn bệnh này có một ý nghĩa quan
    trọng nhằm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cũng như giảm thiểu khả năng trở
    thành tàn tật. Điều trị hemophilia bao gồm mấy nguyên tắc sau: điều trị chảy máu,
    điều trị dự phòng và phục hồi chức năng, trong đó việc sử dụng các chế phẩm thay
    thế đóng vai trò chủ chốt. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có nhiều tiến bộ
    trong điều trị bệnh như truyền máu toàn phần, huyết tương, huyết tương tươi đông
    lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII, yếu tố cô đặc có độ tinh khiết từ mức độ thấp đến mức độ
    cao. Tuy nhiên, các sản phẩm có nguồn gốc từ máu thường có giá thành rất đắt, thời
    gian bán hủy ngắn nên phải tiêm tĩnh mạch đều đặn. Thêm vào đó, nguồn cung cấp
    các chế phẩm này cũng hạn hẹp trong khi nhu cầu điều trị ngày một gia tăng. Hơn
    nữa các sản phẩm có nguồn gốc từ máu không phải là tuyệt đối an toàn. Bệnh nhân
    sử dụng các phương pháp điều trị này vẫn có nguy cơ tiềm ẩn mắc các bệnh lây
    nhiễm qua đường truyền máu như HIV, HBV, HCV. Khoảng 60-70% bệnh nhân
    hemophilia nặng bị nhiễm HIV (Human Immunodeficiency Virus) và khoảng 80% Báo cáo nghiệm thu
    2
    bệnh nhân hemophilia bị nhiễm virus viêm gan do điều trị các chế phẩm từ máu.
    Với sự tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phân tích
    DNA của bệnh nhân đã cho phép nhận biết những tổn thương gen gây ra
    hemophilia, cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn nhờ phát hiện người mang gen bệnh
    và việc chẩn đoán trước sinh. Việc tạo thành công yếu tố VIII tái tổ hợp ứng dụng
    trong điều trị cho bệnh nhân hemophilia là một bước đột phá trong việc nghiên cứu
    điều trị căn bệnh này. Ưu điểm của sinh phẩm là hàm lượng yếu tố VIII cao, có hiệu
    quả rõ rệt, bảo quản dễ, không có các yếu tố nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm.
    Thêm vào đó, việc điều trị bệnh hemophilia bằng liệu pháp gen (gene therapy) đã
    được thử nghiệm thành công trên mô hình động vật ở chuột VIII -/- đã đem lại những
    triển vọng đầy hứa hẹn đối với người bệnh hemophilia.
    Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc hemophilia trong cộng đồng khá cao. Theo thống
    kê của Viện Huyết học và Truyền máu TW có khoảng 5.000 bệnh nhân hemophilia
    nhưng chỉ mới phát hiện và điều trị đặc hiệu khoảng 20% các trường hợp. Tuy nhiên
    phương pháp điều trị hiện nay ở nước ta là sử dụng yếu tố VIII trong máu toàn phần
    (truyền trực tiếp hoặc tách chiết) là rất tốn kém và hiệu quả không cao và đặc biệt có
    nguy cơ cao đối với các bệnh lây truyền qua đường máu. Chính vì vậy, việc nghiên
    cứu sản xuất yếu tố VIII là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt
    Nam, nó có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn trong huyết học lâm sàng, vừa
    mang tính nhân đạo và đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết trực tiếp một vấn đề
    bức thiết đang đặt ra cho y học nước nhà. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
    giai đoạn một của đề tài với mục tiêu: “Lựa chọn và thiết kế vector mang gen mã
    hoá yếu tố đông máu VIII tái tổ hợp”.
    Báo cáo nghiệm thu
    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. BỆNH HEMOPHILIA
    1.1.1. Lịch sử phát triển của bệnh
    Hemophilia (bệnh máu khó đông) là một trong những bệnh di truyền đã được
    biết đến từ thời cổ đại, tuy nhiên không có tên gọi chính thức cho nó. Trong các văn
    thư cổ của người Do Thái từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đã miêu tả những đứa
    trẻ bị chết do chảy máu không cầm sau khi cắt bao qui đầu (tục lệ của người Do
    Thái: trẻ em trai sinh ra đều cắt bao qui đầu). Vào thế kỷ 12 một bác sĩ người Arap-
    Albucasis cũng miêu tả những đứa trẻ bị chết do chảy máu từ những vết thương nhỏ.
    Hemophilia được cho là bệnh di truyền hàng trăm năm qua các thế hệ trong gia đình.
    Sự di truyền của bệnh hemophilia liên kết với giới tính được phát hiện từ những năm
    80 của thế kỷ 19. Vào thời điểm này, các nhà khoa học nhận thấy chỉ có nam giới
    mắc bệnh và không có khả năng truyền bệnh cho con trai. Con gái bệnh nhân mang
    gen bệnh truyền cho con trai mình. Bệnh hemoliphia còn được biết đến như căn
    bệnh của Hoàng Gia vì nữ hoàng Anh Victoria 1838-1901 mang gen bệnh này và
    truyền nó cho nhiều thế hệ khác [1, 17-19].
    Danh từ hemophilia lần đầu tiên được dùng để chỉ bệnh máu khó đông là vào
    năm 1828 ở trường đại học Zurich. Sau đó, năm 1820, Nasse viết bài báo đầu tiên về
    hemophilia. Năm 1893, Wright đã chứng minh được bằng chứng về sự thiếu hụt yếu
    tố đông máu. Tuy nhiên, yếu tố VIII chưa được biết đến cho đến năm 1937, khi
    Patek và Taylor tách được yếu tố đông máu, được gọi là yếu tố chống chảy máu
    (antihemophilia factor – AHF). Thử nghiệm sinh học về yếu tố VIII bắt đầu được
    nghiên cứu vào năm 1950. Mặc dù vào thời điểm đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu
    tố VIII và von Willebrand (vWF) vẫn chưa được biết và hiểu rõ. Đến năm 1953, sự
    suy giảm yếu tố VIII ở những bệnh nhân thiếu hụt vWF đã được mô tả. Nghiên cứu Báo cáo nghiệm thu
    4
    sau này của Nilson và cộng sự đã chỉ ra mối tương quan giữa 2 yếu tố đông máu này
    [17-19].
    Năm 1952, bệnh Christmas được biết đến và đặt tên theo họ của bệnh nhân
    đầu tiên mắc bệnh này. Bệnh này khác biệt với bệnh hemophilia vì khi trộn huyết
    tương của bệnh nhân hemophilia thực sự với huyết tương của bệnh nhân Christmas,
    và thấy có khả năng đông bình thường. Từ đó, người ta phát hiện có hai bệnh
    hemophilia A và hemophilia B khác biệt nhau.
    Trước những năm 1960, bệnh hemophilia và một vài bệnh về máu khác được
    chữa trị bằng cách truyền bổ sung máu 100% hoặc plasma tươi. Tuy nhiên yếu tố
    làm đông máu VIII và IX có trong đó rất ít nên không làm cầm máu ở những người
    bị thể nặng và kết quả họ vẫn tử vong. Đa số các trường hợp tử vong do bị chảy máu
    vào trong các cơ quan quan trọng như não, thận, hoặc bị chảy máu ngoài do vết
    thương lớn. Những trường hợp may mắn sống sót cũng bị què quặt, tàn tật do bị
    chảy máu trong cơ khớp. Để giúp bệnh nhân hemophilia có cuộc sống đỡ khổ hơn là
    một trong những động lực mạnh mẽ giúp các bác sỹ tìm ra nguyên nhân cũng như
    chế tạo ra thuốc. Khoảng năm 1960, bác sỹ Judith Pool tìm ra Cryoprecipitate.
    Cryoprecipitate là một thành phần của máu chứa nhiều yếu tố đông máu VIII. Việc
    này mở đường cho khả năng kiểm soát chảy máu ở những bệnh nhân thể nặng hoặc
    bị vết thương lớn [18, 19].
    Thập niên 1970, hỗn hợp máu chứa nhiều yếu tố đông máu VIII & IX được
    sản xuất hàng loạt. Sản phẩm yếu tố VIII cô đặc ở dạng đông khô giúp cho việc bảo
    quản và vận chuyển được dễ dàng, đã cải thiện được tình hình sức khỏe bệnh nhân
    và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật và chăm sóc sức khỏe cho bệnh
    nhân tại nhà. Đây thật sự là một cuộc cách mạng trong việc chăm sóc bệnh nhân
    máu khó đông. Cuộc sống họ giờ đây không còn gắn mình với bệnh viện. Họ có thể
    đi du lịch, làm việc, tham gia cuộc sống cộng đồng như người thường vì họ luôn
    mang theo thuốc đông máu để truyền khi cần [1, 3, 4, 6, 19]. Báo cáo nghiệm thu
    5
    Tuy nhiên vào thời điểm đó do chưa có hiểu biết nhiều về HIV cũng như các
    bệnh lây qua đường máu nên nhiều sản phẩm đông máu đã nhiễm loại virus chết
    người này và nhiều bệnh nhân hemophilia là nạn nhân. Những năm 1980, nguy cơ
    nhiễm virus gây bệnh từ những sản phẩm đông máu ngày càng tăng cao. Đến giữa
    những năm 1980, hầu hết bệnh nhân hemophilia nặng bị nhiễm virus viêm gan A, B,
    C và HIV [6, 9, 19].
    Thập kỷ 1990, các sản phẩm đông máu được sử dụng các kỹ thuật bất hoạt
    virus trong khi sản xuất nhằm loại trừ sự truyền nhiễm virus gây bệnh. Thêm vào đó,
    các yếu tố đông máu thay thế tái tổ hợp, được sản xuất bằng công nghệ gen, sử dụng
    trong điều trị bệnh hemophilia gần như đã ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm các
    bệnh lây truyền qua đường máu và có hiệu quả điều trị cao hơn [1, 3, 9, 17, 20].
    1.1.2. Tình hình mắc bệnh
    Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu di truyền hay gặp nhất. Theo thống kê
    của tổ chức hemophilia thế giới, hiện nay có khoảng 250.000 bệnh nhân mắc bệnh
    hemophilia và chỉ có khoảng 50.000 được điều trị đặc hiệu. Tại Việt Nam, theo
    những thống không đầy đủ hiện tại nước ta có khoảng 5000 bệnh nhân hemophilia.
    Theo số liệu điều tra từ năm 1994-1996 về tình hình bệnh hemophilia ở Miền Bắc
    Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh hemophilia là 25-60/1.000.000 dân [7, 27]. Tỷ lệ mắc
    bệnh hemophilia gần giống nhau ở các vùng, các nước, các chủng tộc (Harold
    R.Roberts, 1995). Hay gặp bệnh hemophilia A hơn chiếm tới 85%, hemophilia B chỉ
    chiếm 14% [7, 27]. Tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cùng với sự ra
    đời của trung tâm điều trị hemophilia, số bệnh nhân đến khám và điều trị tăng lên
    đáng kể. Đến nay trung tâm đã quản lý khoảng 500 bệnh nhân hemophilia ở các địa
    phương khác nhau, trong đó hemophilia A chiếm 85%, 13,16% là hemophilia B và
    còn lại là các bệnh nhân bị các bệnh rối loạn đông máu khác [27]. Báo cáo nghiệm thu
    6
    1.1.3. Sinh lý bệnh học [19]
    Yếu tố VIII là một globulin do gan, lách và cả lưới nội mô sản xuất. Yếu tố
    này quan trọng cho sự tạo thành thromboplastin nội sinh (yếu tố XI) trong quá trình
    đông máu. Vai trò của hệ thống đông máu là tạo ra khối fibrin bền vững tại vị trí tổn
    thương. Cơ chế đông máu gồm 2 con đường: nội sinh và ngoại sinh.
    Con đường nội sinh: có thể được xảy ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể với
    bước đầu tiên là sự hoạt hóa yếu tố XII. Trong cơ thể, sự hoạt hóa yếu tố XII xảy ra
    khi tiếp xúc với collagen, fibrin, màng tiểu cầu trong quá trình kết tụ tiểu cầu. Yếu
    tố XII cũng có thể được hoạt hóa trong một số trạng thái như stress, lo lắng, sợ
    hãi .Ở bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm) yếu tố XII được hoạt hóa khi máu tiếp
    xúc với bề mặt lạ. Yếu tố XII hoạt hóa sẽ xúc tác cho sự hoạt hóa yếu tố XI. Với sự
    có mặt của ion calci, yếu tố XI hoạt hóa sẽ tiếp tục hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX
    hoạt hóa tương tác với yếu tố VIII hoạt hóa trên bề mặt của các hạt phospholipid của
    tiểu cầu, với sự có mặt của ion calci để tạo ra một phức hợp enzym có khả năng hoạt
    hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa, với sự có mặt của ion calci sẽ tương tác với yếu tố
    V trên bề mặt các hạt phospholipid của tiểu cầu để tạo ra phức hợp prothrombinase
    như con đường ngoại sinh.
    Trong hệ thống ngoại sinh: khi máu tiếp xúc với mô tổn thương, yếu tố III của
    mô được giải phóng sẽ tương tác với yếu tố VII có trong huyết tương và ion calci để
    tạo thành tác nhân hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa với sự có mặt của ion calci
    sẽ tương tác với yếu tố V trên các hạt phospholipid của mô để tạo ra phức hợp
    protrombinase.
    Prothrombin là một globulin có trong huyết tương, do gan sản xuất. Đây là
    tiền chất không hoạt động của một enzym tiêu protein rất mạnh là trombin. Với sự
    có mặt của ion calci, prothrombinase sẽ chuyển protrombin thành trombin. Lúc đầu,
    sự chuyển prothrombin xảy ra rất chậm để tạo thành một lượng trombin cần cho
    máu đông. Sau đó trombin sẽ làm tăng tốc độ của quá trình tạo ra bản thân nó bằng Báo cáo nghiệm thu
    7
    cách hoạt hóa yếu tố V và yếu tố VIII. Yếu tố VIII hoạt hóa là thành phần của phức
    hợp enzym hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố V hoạt hóa là thành phần của prothrombinase.
    Như vậy cả hai yếu tố này góp phần làm tăng quá trình chuyển prothrombin thành
    trombin. Trombin cũng hoạt hóa yếu tố XIII để ổn định mạng lưới fibrin. Fibrinogen
    là một protein hòa tan trong huyết tương do gan sản xuất. Trombin chuyển
    fibrinogen thành các sợi fibrin đơn phân. Sau đó các fibrin đơn phân tự trùng hợp
    thành mạng fibrin không hòa tan. Trombin cũng hoạt hóa yếu tố XIII. Yếu tố XIII
    hoạt hóa, với sự có mặt của ion calci sẽ làm mạng lưới fibrin trở nên ổn định hơn
    nhờ các dây nối đồng hóa trị giữa các sợi fibrin để tạo thành cục máu đông.
    Yếu tố VIII và IX lưu thông trong máu ở dạng bất hoạt. Khi được hoạt hóa,
    hai yếu tố này phối hợp với nhau để phân cắt và hoạt hóa yếu tố X, một enzym quan
    trọng điều khiển sự chuyển hóa fibrinogen thành fibrin. Vì vậy, thiếu một trong các
    yếu tố này có thể làm thay đổi đáng kể quá trình đông máu, dẫn đến sự chảy máu
    lâm sàng.
    1.1.4. Triệu chứng và mức độ nặng của bệnh [2, 5, 8, 17, 19]
    1.1.4.1. Những người có khả năng mắc bệnh hemophilia
    Hemophilia A và hemophilia B khá phổ biến. Tỷ lệ gặp khoảng 1/10.000
    nam giới. Đây là bệnh di truyền lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X. Chủ
    yếu bệnh nhân là nam giới, 100 % con gái của người bệnh mang gen, cháu trai ngoại
    có biểu hiện bệnh. Ở khoảng 1/3 bệnh nhân, người ta không xác định được tiền sử
    gia đình. Nguyên nhân gây bệnh ở các bệnh nhân này được cho là do đột biến gen.
    Tỷ lệ hemophilia A/ hemophilia B từ 5 - 7 : 1.
    Bệnh nhân hemophilia C hiếm gặp hơn và có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Bệnh di
    truyền lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể thường vì vậy cả nam và nữ đều có thể mắc
    bệnh.

    Báo cáo nghiệm thu
    8
    1.1.4.2. Triệu chứng
    Bệnh nhân hemophilia có thể bị chảy máu bất kì nơi nào trên cơ thể và chảy
    máu kéo dài, nhưng cơ khớp là hay bị chảy nhất, còn các vị trí còn lại ít xảy ra,
    nhưng thường rất nguy hiểm.
    Chảy máu khớp
    Chảy máu khớp thường gặp nhất ở bệnh nhân hemophilia. Đây là loại chảy
    máu nguy hiểm vì khi tái phát nhiều lần gây ra viêm khớp, biến dạng khớp. Chảy
    máu khớp có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương. Nếu điều trị muộn sau 4
    giờ thì cảm giác đau có thể tăng lên, khớp sẽ sưng và việc điều trị bị kéo dài tới vài
    ngày. Trẻ lớn có thể nhận biết được chảy máu khớp trước khi đau và sưng xảy ra với
    cảm giác gai châm hoặc kiến bò trong khớp. Điều trị sớm sẽ dự phòng được tình
    trạng đau mạn tính và biến dạng khớp.
    Chảy máu trong cơ
    Chảy máu trong cơ cũng thường gặp và xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn
    thương. Những cơ hay bị chảy máu là: cẳng chân, đùi, cánh tay. Chảy máu cơ gây ra
    sưng đau trong vài ngày. Một dấu hiệu quan trọng và kín đáo trong chảy máu cơ là
    cảm giác đau, nóng, ngứa ran hoặc tê bì. Nếu không được điều trị sớm cơ sẽ bị phá
    huỷ và có thể gây liệt.
    Chảy máu não
    Có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương, ví dụ như ngã hoặc đập đầu
    vào vật cứng. Triệu chứng chảy máu não có thể xảy ra ngay hoặc vài ngày sau chấn
    thương bao gồm: dễ kích ứng, ngủ gà, đau đầu, lú lẫn, nôn, buồn nôn, nhìn đôi. Tất
    cả những sang chấn ở đầu đều nghiêm trọng và cần được điều trị sớm để tránh chảy
    máu não và các hậu quả của chúng.
    Chảy máu trong cổ và ngực
    Chảy máu ở mặt, cổ và ngực có thể được coi là nghiêm trọng vì sưng nề có
    thể gây chèn ép đường thở. Nhiễm trùng cũng có thể làm sưng cổ và đôi khi khó có Báo cáo nghiệm thu
    9
    thể phân biệt hiện tượng sưng là do nhiễm trùng hay do chảy máu. Tất cả các trường
    hợp sưng cổ đều được coi là do chảy máu và phải được điều trị.
    Chảy máu ở vị trí khác
    Bệnh nhân hemophilia rất dễ bị chảy máu nhưng hiếm gặp xuất huyết dưới da.
    Chảy máu từ vết cắt sâu hoặc xước da có thể kéo dài và hồi phục sau vài ngày mà
    không cần điều trị. Chảy máu miệng, lợi và mũi cũng hay gặp. Có thể xuất huyết
    tiêu hoá và đái máu.
    1.1.4.3. Xét nghiệm
    + Thời gian máu chảy kéo dài, thời gian đông máu kéo dài có thể hơn 1 giờ; chất
    lượng cục máu đông kém; thời gian Howel kéo dài
    + Định lượng yếu tố VIII giảm hoặc không có.
    + Xét nghiệm DNA phát hiện đột biến gen.
    + Yếu tố von- Willebrand bình thường.
    + Số lượng tiểu cầu bình thường.
    1.1.4.4. Phân loại thể bệnh hemophilia theo mức độ hoạt tính yếu tố VIII
    Bình thường yếu tố VIII ở người bình thường dao động từ 50 đến 200 ng/ml.
    Trường hợp bị bệnh hoạt tính yếu tố VIII giảm dưới 30%. Hemophilia được chia
    làm ba thể: nặng, trung bình và nhẹ.
    + Thể nặng: Hoạt tính yếu tố VIII giảm dưới 1 %, những bệnh nhân này thường
    bị chảy máu vài lần trong tháng.
    + Thể trung bình: Hoạt tính yếu tố VIII từ 1-5%, những bệnh nhân này chỉ bị
    chảy máu sau những chấn thương nhẹ.
    + Thể nhẹ: Hoạt tính yếu tố VIII từ 5-25% so với mức bình thường, những
    người này chỉ bị chảy máu sau phẫu thuật hoặc những chấn thương nặng, sau những
    động tác mạnh khi chơi thể thao Báo cáo nghiệm thu
    10
    1.1. 5. Điều trị thay thế yếu tố VIII
    Điều trị hemophilia bao gồm: điều trị chảy máu, điều trị dự phòng và phục hồi
    chức năng, trong đó việc sử dụng các chế phẩm thay thế đóng vai trò quan trọng
    hàng đầu trong quá trình điều trị:
    - Huyết tương tươi đông lạnh (HTTĐL) được chiết tách từ máu tươi toàn phần trong
    thời gian < 6 giờ kể từ khi lấy ra khỏi cơ thể người cho, sau đó bảo quản ngay ở độ
    lạnh sâu - 30 o C. Ngoài các yếu tố đông máu, HTTĐL còn chứa nhiều thành phần
    khác như kháng thể nhóm máu, albumin, globulin . Nồng độ yếu tố VIII trong
    HTTĐL vào khoảng 0,6 - 0,8 đơn vị/ml, vì vậy để truyền cho bệnh nhân hemophilia
    thì cần đưa vào thể tích lớn, nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu cao
    [1, 3].
    - Tủa lạnh yếu tố VIII là phần thu được sau khi phá đông chậm HTTĐL và loại bổ
    phần dịch nổi bên trên. Nồng độ yếu tố VIII trong tủa lạnh phụ thuộc rất nhiều vào
    từng giai đoạn của quá trình sản xuất: người cho máu, thao tác lấy máu, qua trình
    làm đông, quá trình tan đông, quá trình bảo quản . Nồng độ trung bình khoảng 4
    đơn vị/ml. Ưu điểm của chế phẩm này là nồng độ yếu tố VIII cao, ít gây phản ứng,
    đơn giản, dễ sản xuất, không đòi hỏi máy móc phức tạp và rẻ tiền hơn so với các chế
    phẩm khác [3, 6].
    - Yếu tố VIII cô đặc được sản xuất từ huyết tương sau đó cô đặc và bất hoạt virus
    nên hạn chế việc lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu. Sản phẩm dễ bảo quản
    nhưng quá trình sản xuất đòi hỏi có trang thiết bị, giá thành sản phẩm cao [6].
    - Yếu tố VIII tái tổ hợp được sản xuất từ kĩ thuật sử dụng qui trình công nghệ gen,
    có hiệu quả điều trị cao và an toàn, hoàn toàn loại trừ được nguy cơ lây truyền các
    bệnh truyền qua đường máu [20, 26]. Tuy nhiên giá thành của sản phẩm còn khá cao
    chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
    - Liệu pháp điều trị gen (gene therapy) hiện nay đang được các nhà khoa học nghiên
    cứu và đã bước đầu thành công trên mô hình động vật thực nghiệm [12, 24, 25, 36]. Báo cáo nghiệm thu
    11
    1.1.6. Các tác dụng không mong muốn khi phải sử dụng phương pháp truyền
    máu [17, 19, 22]
    1.1.6.1. Do bất đồng miễn dịch
    a/ Phản ứng tan máu cấp:
    Xảy ra ngay trong quá trình truyền máu thường do nguyên nhân bất đồng nhóm
    máu ABO. Phản ứng kháng nguyên và kháng thể có trong huyết tương người nhận
    cùng với bổ thể gây tan máu.
    b/ Phản ứng tan máu muộn:
    Tan máu xảy ra muộn do bất đồng kháng nguyên hồng cầu của các nhóm máu
    hiếm: Rh, Kidd, Kell. Sau mỗi lần nhận máu bệnh nhân sẽ tăng mẫn cảm tạo ra các
    kháng thể typ IgG, sự tăng nhanh của các kháng thể này làm giảm nhanh chóng đời
    sống hồng cầu, tan máu nhẹ
    c/ Phản ứng dị ứng:
    Sau khi được truyền máu, nhất là khi được truyền hồng cầu, tiểu cầu, máu toàn
    phần có nhiều bạch cầu sẽ tạo ra histamin và các chất gây hoạt hóa khác từ các tế
    bào có gắn IgG, IgE bề mặt. Các triệu chứng hay gặp như mẩn ngứa, nổi mề đay
    hay nặng hơn có thể gây sốc phản vệ.
    d/ Phản ứng miễn dịch đồng loại sau truyền máu:
    Sau khi truyền máu, bệnh nhân có thể bị gây miễn dịch chống lại một số đồng
    kháng nguyên khác nhau trong máu truyền vào: kháng nguyên hồng cầu, kháng
    nguyên đặc hiệu tiểu cầu, kháng nguyên đặc hiệu bạch cầu hạt và kháng nguyên
    HLA (trên bề mặt lymphocyte và tiểu cầu).
    1.1.6.2. Lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua đường máu
    Theo thống kê của tổ chức hemophilia thế giới, hiện nay có khoảng 250.000
    bệnh nhân mắc bệnh hemophilia, trong đó có một số lượng lớn bệnh nhân
    hemophilia bị nhiễm HIV/AIDS là trên 20.000 người. Cùng với HIV, tỷ lệ các bệnh Báo cáo nghiệm thu
    12
    nhiễm trùng qua đường truyền máu như: HAV, HBV, HCV cũng rất cao khoảng
    80% bệnh nhân Hemophilia cũng bị nhiễm các virus này này do họ được truyền máu
    và các chế phẩm máu để điều trị
    Bảng 1. Tình hình nhiễm các virus do quá trình truyền máu ở bệnh nhân
    hemophilia tại Việt Nam.
    Các dạng nhiễm
    trùng
    Nhóm nhận máu trên 3
    lần, trước năm 1995
    chưa có sàng lọc HCV
    Nhóm truyền
    máu nhiều lần
    sau năm 1995
    Chưa truyền
    máu
    Anti HIV và anti
    HTLV (+)
    0 0 0
    Anti HCV (+) 50% 0 0
    HBsAg 27.3% 0 0
    Anti HAV (+) 66% 0 0
    HCV+HAV+CMV 42.8% 0 0
    HAV+CMV 100% 25% 0

    Ở Việt nam chưa gặp bệnh nhân hemophilia nào có Anti HIV type 1 và 2. Tỷ
    lệ có kháng thể chống virut viên gan C (anti HCV) gặp ở bệnh nhân hemophilia
    được truyền máu nhiều lần trước khi có xét nghiệm sàng lọc HCV là khá cao 50%.
    Tỷ lệ HAV (+) gặp ở bệnh nhân hemophilia truyền máu nhiều nhiều lần là khoảng
    66%. Bệnh nhân càng truyền máu và chế phẩm máu nhiều lần thì tỷ lệ nhiễm trùng
    phối hợp cũng cao 42,8% có nhiễm trung phối hợp 3 loai virus: HCV,HAV,CMV;
    100% có nhiễm trùng phối hợp với HAV và CMV (bảng 1).
    Tóm lại, cũng giống như các nước khác trên thế giới, tỉ lệ người mắc
    hemophilia trong cộng đồng khá cao, nhu cầu yếu tố VIII dùng trong điều trị và dự
    phòng rất lớn, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất yếu tố này thực sự là một vấn đề cấp Báo cáo nghiệm thu
    13
    thiết ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sản xuất yếu tố VIII tái tổ hợp là việc làm
    hết sức cần thiết vừa có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
    1.2. GEN MÃ HÓA YẾU TỐ VIII
    Hemophilia A là bệnh máu khó đông do sự thiếu hụt yếu tố đông máu số VIII.
    Gen mã hoá cho yếu tố này nằm tại vùng q28 (hình 1), trên cánh dài của nhiễm sắc
    thể giới tính X và khi đột biến sẽ gây ra bệnh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể
    X. Gen quy định tổng hợp yếu tố VIII là một trong những gen lớn nhất cơ thể, có
    kích thước 186 kb. Gồm 25 intron và vùng gen mã hóa dài 9 kb với 26 exon [32,
    33].

    Hình 1. Vị trí của gen tổng hợp yếu tố VIII

    Nhiều đột biến trong cấu trúc gen yếu tố VIII đã được nghiên cứu. Sự biến đổi
    di truyền bao gồm: sự biến dị của các mã kết thúc, sự thiếu hụt khung đọc, đột biến
    xóa nucleotide làm thay đổi kích thước gen. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy,
    45% trường hợp hemophilia A nặng là do đột biến đảo đoạn. Ngoài ra, có khoảng
    10- 15 % những bệnh nhân hemophilia lại tồn tại kháng thể kháng yếu tố VIII sau
    khi sử dụng liệu pháp điều trị bổ xung yếu tố VIII, những bệnh nhân này gọi là có
    nhân tố ức chế yếu tố VIII (inhibitor).
    1.3. PROTEIN YẾU TỐ VIII
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...