Thạc Sĩ Thiết kế và ứng dụng bộ vi xử lý 32 bit dùng ngôn ngữ vhdl

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 28/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Vai trò của máy vi tính trong nửa cuối thế kỷ hai mươi được chứng minh bởi đà phát triển chức năng theo hàm mũ của vi xử lý và mức độ thâm nhập của nó trong xã hội. Máy tính dã thay đổi hoàn toàn công nghệ, thay đổi hình thức buôn bán và thậm chí thay đổi cấu trúc xã hội loài người. Sang thế kỷ 21, máy tính còn tiếp tục là động lực của phát triển công nghệ.
    Trong năm 2006 ngành công nghiệp vi mạch, công nghiệp bán dẫn (semiconductor industry) trên thế giới đã đạt doanh thu gần 261 tỷ USD, cung cấp sản phẩm cho các ngành điện tử, như: máy tính và thiết bị lưu trữ (công nghệ thông tin) khoảng 54%; viễn thông 26%; điện tử dân dụng 14%; cơ khí và tự động hóa 5%; các ngành khác chiếm 1%. (điện tử quốc phòng, điện tử y tế .). Doanh thu từ lĩnh vực vi mạch (bán dẫn) được dự đoán chiếm đến 35% trong doanh thu toàn ngành điện tử vào năm 2010 (khoảng 350 tỷ USD/1.000 tỷ USD) và tiếp tục gia tăng ở mức 6,1% trên năm.
    Trong hệ thống hiện nay, phần lớn đều sử dụng vi xử lý làm bộ điều khiển chính của hệ thống. Với sự phát triển của công nghệ điện tử, có nhiều vi xử lý của các hãng khác nhau. Vi xử lý là bộ điều khiển chính của tất cả thiết bị thông minh, dù là thiết bị điện hay các thiết bị khác. Sự khéo léo của nó được quyết định và điều khiển trực tiếp bởi vi xử lý. Ví dụ, chúng ta thử nghĩ không xem 1 chiếc xe là 1 thiết bị điện. Tuy nhiên, nó chắc chắn có nhiều khối phức tạp, hệ thống điện thông minh như hệ thống phanh chống va đập và hệ thống phun nhiên liệu. Mỗi hệ thống được điều khiển bởi 1 vi xử lý.
    Bộ vi xử lý được chia làm 2 loại: bộ vi xử lý đa dụng (General-purpose microprocessor), bộ vi xử lý chuyên dụng (Dedicated microprocessor). Bộ vi xử lý đa dụng, như là Pentium CPU, có thể thực thi nhiều phép toán khác nhau dưới sự điều khiển chỉ dẫn của phần mềm. Tất cả máy tính cá nhân sử dụng các bộ vi xử lý đa dụng.
    Bộ vi xử lý chuyên dụng, được biết như các mạch tích hợp ứng dụng đặc biệt (ASICs). Ví dụ, bên trong điện thoại di động, có một vi xử lý chuyên dụng điều khiển toàn bộ hoạt động của điện thoại. Nhúng vi xử lý vào bên trong điện thoại không gì ngoài điều khiển hoạt động của điện thoại. Vi xử lý chuyên dụng thường sử dụng trong các thiết bị điện thông minh như là đồ chơi điện tử, TV, điện thoại.
    Để tiếp cận nhanh chóng và cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực thiết kế phần cứng, cần có các thiết bị phần mềm và phần cứng hỗ trợ. Chúng ta dùng các ngôn ngữ mô tả phần cứng như Verilog HDL, VHDL, để xây dựng các thiết kế và thông qua các chương trình phần mềm như Quartus, NIOS, ModelSim, . thực hiện biên dịch chương trình, mô phỏng dạng sóng để kiểm tra hoạt động của hệ thống có đúng như thiết kế đặt ra ban đầu hay không. Sau đó các
    thiết kế sẽ được nạp vào các bo mạch ứng dụng (ví dụ như Kit DE2, UP2, . của hãng Altera; Kit Virtex, Spartan . của hãng Xilinx), việc này giúp xây dựng thiết kế của chúng ta như là một thiết bị phần cứng thực sự trong một hệ thống hoàn chỉnh để kiểm tra hoạt động của thiết bị.
    Trong thiết kế này, bộ vi xử lý đọc lệnh thông qua bộ nhớ ROM, dữ liệu được đọc từ bộ nhớ cache, thông qua 4 giai đoạn của pipeline 4 “tầng”, thực hiện các lệnh.
    Nội dung đề tài bao gồm :
    Phần 1 – Tổng quan :
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ VI XỬ LÝ

    Giới thiệu tổng quan về các bộ vi xử lý và giới thiệu các bộ vi xử lý 32 bit thông dụng.
    CHƯƠNG 2 : NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VHDL, PHẦN MỀM QUARTUS VÀ KIT DE2
    Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình VHDL, cách sử dụng phần mềm, các tính năng hỗ trợ, các thực hiện lập trình, biên dịch và mô phỏng, giới thiệu về cấu trúc của Kit DE2.
    Phần 2 – Thiết kế bộ vi xử lý :
    CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC BỘ VI XỬ LÝ

    Trong chương 3 sẽ trình bày khái quát về mô hình thiết kế của bộ vi xử lý, phân loại bộ vi xử lý, cấu trúc và chức năng của từng khối trong bộ vi xử lý, các tín hiệu giao tiếp, và điều khiển của chúng và đưa ra mô hình thiết kế của từng bộ phận.
    CHƯƠNG 4: CÁC ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ BỘ VI XỬ LÝ
    Trình bày nguyên lý, tổ chức hoạt động bên trong của bộ vi xử lý, cấu trúc của tập lệnh, mã lệnh, đường đi của dữ liệu của bộ vi xử lý. Mô tả diễn tiến thi hành một lệnh mã máy đây là cơ sở để hiểu được các hoạt động xử lý lệnh trong kỹ thuật ống dẫn.
    CHƯƠNG 5: MÔ PHỎNG BỘ VI XỬ LÝ SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUARTUS VÀ TRÊN KIT DE2
    Thực hiện mô phỏng bộ vi xử lý dùng phần mềm Quartus đưa ra sơ đồ cấu trúc, tính được tần số hoạt động của bộ vi xử lý, mô phỏng dạng sóng tín hiệu của bộ vi xử lý, tiến hành kiểm tra trên Kit DE2.
    Kết luận và hướng phát triển
    Đưa ra các kết quả đạt được, kết luận sau cùng của luận văn, qua đó nêu ra hướng phát triển của các đề tài tiếp theo.
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục.

    MỤC LỤC

    Lời cảm ơn 1
    MỤC LỤC . 2
    DANH MỤC HÌNH ẢNH 5
    DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 9
    Mở đầu 10
    PHẦN 1: TỔNG QUAN 13
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ VI XỬ LÝ . 13
    1.1 Giới thiệu về các bộ vi xử lý 13
    1.2. Các bộ vi xử lý 32 bit . 19
    CHƯƠNG 2 : NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VHDL, PHẦN MỀM QUARTUS VÀ KIT DE2 . 24
    2.1 Giới thiệu môi trường thiết kế phần cứng và ngôn ngữ VHDL . 24
    2.1.1 Môi trường thiết kế phần cứng ( Hardware Design Environments) 24
    2.1.2 Các ngôn ngữ mô tả phần cứng . 26
    2.1.3 Ngôn ngữ lập trình VHDL . 27
    2.1.4 Ngôn ngữ VHDL cho thiết kế logic . 29
    2.1.5 Các phần mềm mô phỏng cho ngôn ngữ VHDL 31
    2.2 Thực thể thiết kế của VHDL 32
    2.2.1 Đặc điểm của VHDL 32
    2.2.2 Đặt điểm thiết kế . 33
    2.2.3 Cấu trúc chương trình 35
    2.2.3.1 Phát biểu khai báo . 35
    2.2.3.2 Phát biểu đồng thời 36
    2.2.3.3 Phát biểu tuần tự 36
    2.3 Phần mềm Quartus II và kit DE2 của Altera 37
    2.3.1 Các thành phần cơ bản của Quartus II 37
    2.3.2 Thiết kế và biên dịch, mô phỏng chương trình 38
    2.3.3 Giới thiệu kit DE2 của Altera . 47
    2.3.4 Các thành phần cơ bản trong DE2 . 47
    PHẦN 2: THIẾT KẾ BỘ VI XỬ LÝ 50
    CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC BỘ VI XỬ LÝ . 52
    3.1 Cấu trúc tổng thể 53
    3.1.1 Bộ đếm chương trình và bộ nhớ (Pcimem) . 53
    3.1.1.1 Chức năng 53
    3.1.1.2 Cấu trúc 54
    3.1.1.3 Các tín hiệu giao tiếp . 54
    3.1.2 Bộ điều khiển đường ống dẫn (Cntrpipe) 54
    3.1.2.1 Chức năng 55
    3.1.2.2 Cấu trúc 55
    3.1.2.3 Các tín hiệu giao tiếp . 56
    3.1.3 Tập thanh ghi và vùng cache (Rfcache) 56
    3.1.3.1 Chức năng 56
    3.1.3.2 Cấu trúc 56
    3.1.3.3 Các tín hiệu giao tiếp . 57
    3.1.4 Khối logic số học (ALU: Arithmetic Logic Unit ) . 57
    3.1.4.1 Chức năng 57
    3.1.4.2 Cấu trúc 58
    3.1.4.3 Chi tiết về các lệnh của ALU . 58
    CHƯƠNG 4: CÁC ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ BỘ VI XỬ LÝ . 59
    4.1 Đặc điểm của vi xử lý . 59
    4.2 Cấu trúc mã lệnh và chế độ ghi địa chỉ 59
    4.3 Cấu trúc mã lệnh (opcode) 61
    4.4 Mô tả các khối của bộ vi xử lý . 62
    4.4.1 Khối điều khiển: (The Controller) . 62
    4.4.2 Khối điều khiển đường ống dẫn (Control pipeline) . 63
    4.4.3 Tín hiệu điều khiển thời gian . 66
    4.4.4 Tín hiệu điều khiển lệnh nhảy . 67
    4.4.5 Kết quả tính toán và chốt dữ liệu vào thanh ghi . 67
    4.4.6 Tín hiệu lựa chọn dữ liệu trong cache (d_mux_to_rf) . 68
    4.4.7 Sơ đồ cấu trúc của khối tập các thanh ghi và bộ nhớ cache 68
    4.4.7.1 Khối tập các thanh ghi (Register File) 69
    4.4.7.2 Khối bộ nhớ Cache (The Data Cache) 70
    4.4.8 Khối logic số học (ALU) 71
    CHƯƠNG 5: MÔ PHỎNG BỘ VI XỬ LÝ SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUARTUS VÀ TRÊN KIT DE2 73
    5.1 Kiến trúc mô phỏng bộ vi xử lý . 73
    5.2 Thực hiện các phép toán kiểm tra 78
    5.2.1 Phép cộng 78
    5.2.2 Phép trừ . 80
    5.2.3 Phép toán dịch trái 81
    5.2.4 Phép toán dịch phải 83
    5.2.5 Phép toán AND . 84
    5.2.6 Phép toán OR 86
    5.2.7 Phép toán XOR . 87
    5.2.8 Phép toán nhân . 89
    KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
    PHỤ LỤC 95
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...