Thạc Sĩ Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 trường THPT​

    Information


    MS: LVHH-PPDH018

    SỐ TRANG: 164

    NGÀNH: HÓA HỌC

    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC

    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

    NĂM: 2009




    Information


    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN



    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    Bước vào thế kỷ XXI, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, Đảng ta

    đã xác định: “Giáo dục nhân cách đa dạng, độc lập, đó là cơ sở của sáng tạo và

    canh tân xã hội. Thế kỷ XXI là thế kỷ của tài năng và nhân cách đa dạng. Học để tự

    khẳng định mình là tạo ra sự phát triển toàn diện con người với toàn bộ sự phong

    phú, đa dạng vốn có của nhân cách cá nhân.” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

    lần II khóa VIII năm 1996).

    Như vậy, mục đích của việc dạy học ngày nay là giáo dục học sinh (HS)

    thành những con người toàn diện, dạy chữ kết hợp với dạy người.

    Từ những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa vào chương trình học

    một nội dung mới: ngoài giờ lên lớp (NGLL). Mục tiêu chính của hoạt động này là

    nhằm giáo dục tư tưởng, ý thức, tình cảm, thái độ của HS – giúp các em thực sự trở

    thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, để làm chủ tương lai của đất nước.

    Thực tế, hoạt động này không quá xa lạ với chúng ta. Trước đây, đó có thể là những

    giờ ngoại khóa, những buổi tham quan, các câu lạc bộ đội nhóm mà bất kì trường

    trung học phổ thông (THPT) nào cũng có. Tuy nhiên, ba năm trở lại đây, cùng với

    việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK), hoạt động NGLL được

    chú trọng khá nhiều.

    Khi đưa vào chương trình, hoạt động này trở nên khá mới mẻ, nên dù muốn

    dù không cũng gặp nhiều khó khăn. Nội dung giáo dục vẫn phần nào khô cứng và

    mang nặng tính chất lí thuyết, hình thức tổ chức còn hạn chế, đơn điệu, khiến cho

    HS khó tiếp nhận. Bản thân giáo viên (GV) còn rất lúng túng vì chương trình mới,

    lại chưa có một khóa học nào hướng dẫn cách tổ chức cho thật hiệu quả cả. Vấn đề

    đang được các ban ngành quan tâm hiện nay là làm thế nào để những hoạt động

    giáo dục NGLL thực sự không chỉ là hoạt động sinh hoạt chính trị được tổ chức

    khá hình thức, hay chỉ là những hoạt động thực hành mở rộng bài học trên lớp, mà trở thành những hoạt động đa dạng nhằm giúp HS chiếm lĩnh các kỹ năng sống –

    cụ thể là kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm – là những kỹ năng hết sức quan

    trọng trong việc học tập và trong cuộc sống của bản thân HS?

    Với mong muốn đưa nội dung hóa học vào hoạt động NGLL, nhằm giúp tiết

    học thêm đa dạng, phong phú, giúp các em thấy được mối liên hệ giữa học chữ –

    học làm người, thấy được sự gần gũi giữa hóa học và cuộc sống, qua đó tạo điều

    kiện thuận lợi để giáo dục HS, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ VÀ TỔ

    CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CÓ NỘI DUNG HÓA HỌC CHO

    HỌC SINH LỚP 10 VÀ 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.


    2. Mục đích nghiên cứu

     Thiết kế các hoạt động NGLL có nội dung hóa học.

     Tổ chức và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động

    NGLL, nhằm góp phần giáo dục toàn diện HS khối lớp 10 và 11.

    3. Khách thể - đối tuợng nghiên cứu

     Khách thể: quá trình giáo dục toàn diện HS ở trường THPT.

     Đối tượng: việc thiết kế các hoạt động NGLL cho HS lớp 10 và 11 trường

    THPT.

    4. Nhiệm vụ của đề tài

     Hoàn thiện hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động NGLL.

     Tìm hiểu, điều tra thực trạng các tiết học NGLL ở trường THPT.

     Xác định những nội dung của hóa học có thể kết hợp cùng với hoạt động

    NGLL.

     Sưu tầm, sáng tạo những hình thức kết hợp hóa học – NGLL.

     Xây dựng tiết NGLL có nội dung hóa học.

     Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

     Tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động NGLL.

    5. Phạm vi nghiên cứu

     Chương trình: khối lớp 10 và 11.  Nội dung: việc đưa nội dung hóa học vào hoạt động NGLL.

    6. Giả thuyết khoa học

    Nếu đưa nội dung hóa học vào hoạt động NGLL tiết học sẽ thêm phong phú,

    sinh động, thiết thực, nhờ vậy sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần phát triển

    năng lực và hoàn thiện nhân cách của HS.

    7. Các phuơng pháp nghiên cứu

    – Đọc và tham khảo các tài liệu.

    – Quan sát.

    – Trò chuyện, phỏng vấn.

    – Dùng phiếu điều tra.

    – Thực nghiệm sư phạm.

    – Phân tích, tổng hợp.

    – Phương pháp thống kê toán học.

    8. Điểm mới của đề tài

    Qua quá trình nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm, đề tài đã có những đóng góp sau:

     Về mặt lí luận: Góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động giáo dục NGLL:

    – Bổ sung thêm về tác dụng của nội dung hóa học trong hoạt động giáo dục

    NGLL.

    – Đề ra những yêu cầu và qui trình thiết kế các hoạt động NGLL có nội

    dung hóa học.

     Về mặt thực tiễn:

    – Thiết kế được 50 hoạt động gắn kết nội dung hóa học và nội dung NGLL,

    tạo nên sự phong phú, đa dạng cho hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

    – Tổng kết các bài học kinh nghiệm giúp cho việc tổ chức các hoạt động có

    hiệu quả hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...