Đồ Án Thiết kế và thi công Vietcombank Tower

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 15/12/14
    Đề tài: Thiết kế và thi công : Vietcombank Tower



    - Vietcombank Tower là một công trình có qui mô lớn được xây dựng ở thành phố Hà Nội. Qui mô công trình gồm có : + Chiều dài công trình : 59 m. + Chiều rộng công trình: 31 m. + Chiều cao công trình : 78.5 m. Công trình có 23 tầng nổi và 2 tầng ngầm, mỗi tầng cao 3,3 m. + Kết cấu chịu lực chính của công trình là khung bê tông cốt thép, có phát triển hệ lõi cứng chịu lực, sàn các tầng đỗ bê tông toàn khối với hệ dầm và vách. + Công trình được xây dựng trên nền đất trống, tương đối bằng phẳng nên không san lắp, thuận lợi cho việc bố trí kho bãi, xưỡng sản xuất. - Nền đất của công trình tương đối yếu, theo khảo sát các lớp địa tầng bên dưới nền công trình gồm : + Lớp 1: lớp đất đắp có bề dày 1,2 m. + Lớp 2: lớp sét dẻo cứng có bề dày 2,7 m. + Lớp 3: lớp sét pha dẻo cứng dày 5,6 m. + Lớp 4: lớp sét pha dẻo chảy dày 4,7 m. + Lớp 5: lớp cát pha dẻo dày 7,3 m. + Lớp 6: lớp cát bụi chặt vừa dày 7,7 m. + Lớp 7: lớp cát hạt trung, hạt thô dày 12 m. + Lớp 8: lớp cát thô, cuội sỏi lẫn đá tảng dày 20,3 m. - Cao trình mực nước ngầm: -4.5m so với mặt đất tự nhiên, không có tính xâm thực và ăn mòn vật liệu.- Móng cọc khoan nhồi đài thấp đặt trên lớp lót bê tông mác 100, đáy đài đặt cốt -9.15m so với cốt 0.00. Cọc nhồi bê tông cốt thép đường kính 0,8 m dài 39.1 m.- Đặc điểm về nhân lực và máy thi công: + Công ty xây dựng có đủ khả năng cung cấp các loại máy, kỹ sư công nhân lành nghề. + Công trình nằm trên đường vành đai, có 1 mặt giáp khu dân cư, có 3 trục đường giao thông thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu liên tục. Một mặt còn lại là công trình cao 4 tầng đã xây dựng. + Hệ thống điện nước lấy từ mạng lưới thành phố thuận lợi và đầy đủ cho quá trình thi công và sinh hoạt của công nhân.II- Lựa chọn giải pháp thi công phần ngầm: Công trình Vietcombank Tower có hai tầng hầm nằm sâu trong đất. Việc thi công tầng hầm luôn đi đôi với việc thi công đất vì tầng hầm nằm dưới mặt đất. Ngày nay với công nghệ thi công đất đã có rất nhiều tiến bộ chủ yếu nhờ vào các máy móc thiết bị thi công hiện đại và các quá trình thi công hợp lý cho phép thi công được những công trình phức tạp, ở nhũng địa hình khó khăn. Để tiện cho việc so sánh, ta có thể hệ thống các công nghệ thi công chính như sau đây :2.1. Phương pháp đào đất trước sau đó thi công nhà từ dưới lên : - Phương pháp này áp dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, thiết bị thi công đơn giản. - Toàn bộ hố đào được đào đến độ sâu thiết kế (độ sâu đặt móng), có thể dùng phương pháp đào thủ công hay đào máy phụ thuộc vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, vào chiều sâu hố đào, tình hình địa chất thuỷ văn, vào khối lượng đất cần đào và nó còn phụ thuộc vào thiết bị máy móc, nhân lực của công trình. - Sau khi đào xong, người ta cho tiến hành xây nhà theo thứ tụ bình thường từ dưới lên trên, nghĩa là từ móng lên mái. - Để đảm bảo cho hệ hố đào không bị sụt lở trong quá trình thi công người ta dùng các biện pháp giữ vách đào theo các phương pháp truyền thống nghĩa là ta có thể đào theo mái dốc tự nhiên (theo góc  của đất). Hoặc nếu khi mặt bằng chật hẹp không cho phép mở rộng ta luy mái dốc hố đào thì ta có thể dùng cừ để giữ tường hố đào. * Ưu điểm:- Thi công đơn giản, độ chính xác cao, hơn nữa các giải pháp kiến trúc và kết cấu cho tầng hầm cũng đơn giản vì nó giống phần trên mặt đất. - Việc xử lý chống thấm cho thành tầng hầm và việc lắp đặt hệ thống mạng lưới kỹ thuật cũng tương đối thuận tiện dễ dàng. - Việc làm khô hố móng cũng đơn giản hơn, ta có thể dùng bơm hút nước từ đáy móng đi theo hố thu nước đã được tính toán sẵn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...