Luận Văn Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Nhiệt học vật lí 10 nâng cao với sự hỗ trợ của

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn . iii
    MỤC LỤC . 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU . 4 1. Tính cấp thiết của đề tài . 4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 3. Mục tiêu của đề tài 7 4. Giả thuyết khoa học 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7 6. Phạm vi nghiên cứu . 8 7. Đối tượng nghiên cứu 8 8. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 8 9. Cấu trúc của luận văn . 9 NỘI DUNG 10 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MVT TRONG DH VL 10 1.1. Quan niệm về PHT . 10
    1.1.1. Định nghĩa PHT . 10
    1.1.2. Các chức năng cơ bản của PHT trong DH 11
    1.1.3. Phân loại PHT 12
    1.1.3.1. Căn cứ vào chức năng của PHT . 12
    1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT . 12
    1.1.3.3. Căn cứ vào nội dung của PHT . 17
    1.1.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kĩ năng 21
    1.1.4. Vai trò của PHT trong DH VL . 25
    1.2. Vai trò của MVT hỗ trợ PHT trong DH VL 26
    1.2.1. Vai trò của MVT trong DH VL ở trường phổ thông . 26
    1.2.2. Vai trò của MVT hỗ trợ PHT trong DH VL . 27
    1.3. Thực trạng của việc sử dụng PHT trong DH VL 31
    Kết luận chương 1 37


    Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHT TRONG DẠY HỌC PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 10 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA MVT 38
    2.1. Mục tiêu dạy học . 38
    2.2. Đặc điểm phần Nhiệt học . 39
    2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế PHT . 40
    2.3.1. Nguyên tắc thiết kế PHT 40
    2.3.2. Quy trình thiết kế PHT . 42
    2.4. Nguyên tắc và quy trình sử dụng PHT 47
    2.4.1. Nguyên tắc sử dụng PHT . 47
    2.4.2. Quy trình sử dụng PHT 49
    2.4.3. Một số PPDH sử dụng kết hợp với PHT . 52
    2.5. Thiết kế tiến trình DH một số tiết thuộc phần Nhiệt học có sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT 57
    2.5.1. Xây dựng kho tư liệu cho phần Nhiệt học 57
    2.5.2. Thiết kế tiến trình DH một số tiết thuộc phần Nhiệt học có sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT 59
    Kết luận chương 2 67
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 68
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 68
    3.1.1. Mục đích của TNSP 68
    3.1.2. Nhiệm vụ của TNSP . 68
    3.2. Đối tượng và nội dung của TNSP . 69
    3.2.1. Đối tượng của TNSP . 69
    3.2.2. Nội dung của TNSP 69
    3.3. Phương pháp TNSP 69
    3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm 69
    3.3.2. Quan sát giờ học . 70
    3.3.3. Các bài kiểm tra 71
    3.4. Đánh giá kết quả TNSP . 71
    3.4.1. Nhận xét tiến trình DH . 71
    3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 72
    3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê 75
    Kết luận chương 3 77
    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Dạy học : DH Đối chứng : ĐC Giáo viên : GV Học sinh : HS Phiếu học tập : PHT Phương pháp : PP Phương pháp dạy học : PPDH Sách giáo khoa : SGK Thực nghiệm : TN Thực nghiệm sư phạm : TNSP Trung học phổ thông : THPT Vật lí : VL
    MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay – thời đại của sự bùng nổ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục là điều không thể thiếu. Giới trẻ ngày nay được tiếp cận với nhiều công nghệ mới, tiếp nhận hằng ngày một lượng thông tin lớn và luôn luôn thay đổi, cập nhật. Vì vậy nhà trường không thể áp dụng cách dạy và cách học theo lối truyền thống cũ, mà thay vào đó cần đào tạo cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu để các em có khả năng tự học suốt đời, rèn luyện cho các em đức tính tự tin trong học tập. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã nhấn mạnh “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”[3]. Tất cả những yếu tố trên đã thúc đẩy các cấp học, ngành học phải đổi mới PPDH. Các phương tiện hỗ trợ đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. Dạy học với sự trợ giúp của CNTT là một trong những biện pháp cần thiết nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy và học. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đang là một trong những vấn đề được các giáo viên quan tâm và khai thác sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trước thực trạng về việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý nhiều đến việc thiết kế và sử dụng PHT hoặc việc sử dụng PHT vẫn chưa đạt hiệu quả cao và chưa được sử dụng đúng mục đích. Nguyên nhân ở đây là do giáo viên chưa có sự đầu tư, tìm hiểu về quy trình thiết kế PHT cũng như vai trò và tác dụng của PHT trong dạy học. Điều này có thể là do việc thiết kế PHT đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức. Mặt khác, trình độ CNTT của giáo viên còn hạn chế, trang thiết bị CNTT cung cấp cho các trường chưa đồng bộ và kịp thời Do đó, việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng PHT với sự hỗ trợ của MVT chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Chính vì thế, thiết kế và sử dụng PHT có ứng dụng CNTT đối với từng bài học cụ thể là một việc làm rất thiết thực nhằm đổi mới PPDH nói chung và PPDH vật lí nói riêng. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về PHT được vận dụng trong dạy học địa lý, lịch sử, sinh học, vật lí nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu sử dụng PHT với sự hỗ trợ của máy vi tính. Từ những lí do trên chúng tôi thấy rằng để tổ chức các hoạt động dạy học vật lí nói chung, dạy học phần “Nhiệt học” nói riêng đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Nhiệt học vật lí 10 nâng cao với sự hỗ trợ của máy vi tính” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công việc nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông.. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Việc nghiên cứu và sử dụng PHT trong dạy học, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu như: Bài báo “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác” của tác giả Đặng Thành Hưng đăng trên báo Phát triển Giáo dục số 8, tháng 8/2004. Tác giả đã nêu định nghĩa, chức năng của một số dạng PHT, nêu cách thiết kế và quy trình sử dụng PHT trong DH hợp tác. Bài báo “Xây dựng phiếu học tập dùng trong dạy học trên lớp môn Địa lý lớp 10 THPT” của tác giả Đậu Thị Hòa, đăng trong Tạp chí Giáo dục số 168 tháng 7/2007. Tác giả đã nêu lên bản chất của PHT, nguyên tắc và quy trình xây dựng PHT trong dạy học trên lớp môn Địa lý lớp 10. Bài báo “Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong dạy học Địa lý lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của học sinh” của tác giả Đậu Thị Hòa trong Tạp chí Giáo dục số 195 tháng 8/2008. Tác giả đã trình bày nguyên tắc và phương pháp sử dụng PHT trong dạy học Địa lý lớp 10, trong đó tác giả chú trọng trình bày phương pháp sử dụng PHT trong dạy bài mới và củng cố bài học. Luận văn thạc sĩ của Trần Thùy Uyên “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí” và Hoàng Châu Âu “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương Sóng ánh sáng và Lượng tử ánh sáng vật lí 12 nâng cao ” Các tác giả đã trình bày định nghĩa, chức năng, các dạng PHT trong dạy học; xây dựng được các nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng PHT trong DH bài mới và củng cố bài học. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Công Triêm, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Quang Lạc, Quách Tuấn Ngọc, Nguyễn Mạnh Cường về việc ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí đăng trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, các báo cáo hội thảo khoa học Trong công trình của mình, các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay và việc ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả vào quá trình dạy học. Tác giả Mai Văn Trinh với “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại” đã sử dụng ngôn ngữ lập trình như Turbo Pascal, Visual Basic, Parma, Power Point để xây dựng một số phần mềm dạy học vật lí. Những phần mềm này nhằm mục đích mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lí để hỗ trợ giáo viên giảng dạy phần Quang hình và Động học. Tác giả Trần Huy Hoàng với “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông” thì đề cập đến việc sử dụng máy vi tính để tạo ra các thí nghiệm ảo hoặc thí nghiệm mô phỏng, từ đó thiết kế tiến trình dạy học cho một số bài thuộc phần cơ học và nhiệt học lớp 10. Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học vật lí với sự hỗ trợ của máy vi tính và đây cũng là một đề tài nghiên cứu cần thiết nhằm phục vụ cho việc đổi mới PPDH vật lí. 3. Mục tiêu của đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...