Thạc Sĩ Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm Macromedi

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1. Xuất phát từ sự phát triển của cuộc cách mạng KHKT

    Cuộc cách mạng KHKT của thế giới hiện nay đã làm cho lượng thông tin khoa học nói chung và khoa học sinh học nói riêng tăng như vũ bão. Một kiến thức được đưa vào nhà trường như trước đây, sau 5-7 năm phát minh nay đã lạc hậu. Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn vốn tiềm tàng trong giáo dục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹ thời gian học tập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật ngay được với những kiến thức hiện đại, nhưng để đưa kiến thức đó vào chương trình học tập cần phải có một thời gian khá lớn. Một giải pháp duy nhất đó là đổi mới PPDH: Để trong cùng một thời gian lượng thông tin được cung cấp nhiều nhất; người học được trang bị khả năng tự cập nhật với thông tin hiện đại tốt nhất.
    1.2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH

    Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong “Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” của Đảng Cộng Sản Việt Nam là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[6]. Định hướng trên cũng được pháp chế hoá trong luật G iáo dục, mục 2 điều 4: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập c ho HS’’[19].
    Như vậy, định hướng cơ bản của đổi mới PPDH là: hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, đề cao khả


    năng tự học của người học và đề cao vai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học có hiệu quả nhất [10].
    Một trong những hướng tiếp cận hiện đại để thực hiện chủ trư ơng trên

    là ứng dụng những thành tựu của CNTT trong dạy học. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “ .Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”[2]. Chỉ thị số 29/2001/CT Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo .theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các bộ môn”[3].
    1.3. Xuất phát từ những ưu điểm của viêc ứng dụng CNTT trong dạy học

    PTDH đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập. Giúp người thầy tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể, tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại, .mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn . trả lại cho người học vai trò là chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động của chính mình nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách.
    “Trong những năm gần đây, do sự phát triển rất nhanh của nhiều ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, các thiết b ị nghe nhìn và máy tính, một yêu cầu bức bách đối với hệ thống giáo dục và đào tạo là phải mau chóng ứng dụng CNTT để tạo ra một bước đột phá nhằm đổi mới các phương pháp dạy học, giúp cho ngư ời học hiểu nhanh, nhớ lâu các kiến thức mới và có thể áp dụng ngay các kĩ năng tiên tiến vào công việc hàng ngày” [7].
    Sự phát triển của các loại PTDH sẽ góp phần đổi mới các PPDH. Những năm gần đây, băng video, máy vi tính và hệ thống phư ơng tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn phải trực tiếp đứng giảng bài.
    1.4. Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm Macromedia Flash

    Phương pháp trực quan gắn liền với việc sử dụng các phương tiện trực quan. Ngoài các mô hình, tranh vẽ, các thí nghiệm thì phần mềm dạy học cũng đang dần thể hiện tính ưu việt của mình. Phần mềm dạy học là một phương tiện trực quan hữu hiệu có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giúp thực hiện tốt việc phân hoá, cá thể hoá trong dạy học. Theo ý kiến của một số giáo viên dạy sinh học ở các trường THPT thì việc mô tả bằng lời hoặc tranh vẽ các quá trình s inh học như nguyên phân, giảm phân, sự vận chuyển các chất qua màng tế bào . gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không hiểu hoặc hiểu không trọn vẹn. Khi đó, sự có mặt của các mô hình động trở nên rất cần thiết.
    Phần mềm Flash là phần mềm thể hiện khá nhiều ưu điểm: G iúp tạo hình ảnh động cho tất cả các quá trình cần mô tả; tập tin kết xuất từ Flash hiển thị được trên hầu hết các hệ điều hành máy tính, thiết bị cầm tay, điện thoại và cả tivi. Việc thiết kế và sử dụng mô hình động mô tả các quá trình sinh học bằng phần mềm F lash sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu, hiểu bài một cách sâu sắc hơn do việc thu nhận thông tin về sự vật, hiện tượng một cách sinh động, chính xác, đầy đủ. Từ đó, nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa học.
    1.5. Xuất phát từ thực trạng dạy - học hiện nay

    Trong chương trình sinh học 10 có rất nhiều kiến thức về các khái niệm, cơ chế, quá trình ở cấp độ vi mô (vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hô hấp tế bào, nguyên phân, giảm phân, quá trình xâm nhập của virut vào tế bào vật chủ ) khá trừu tượng đối với HS phổ thông. Để cụ thể hoá được những kiến thức đó GV ở các trư ờng phổ thông hiện nay hầu hết mới chỉ dùng các tranh, ảnh tĩnh, hay những mẫu vật, mô hình đơn giản. Với những PTDH như vậy, người GV khó có thể dùng lời để diễn tả hết những diễn b iến phức tạp trong các quá trình sinh học để giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc. Hơn nữa, việc GV chỉ mô tả các quá trình SH bằng lời sẽ không tạo ra được kích thích để HS tự giác, chủ động khám phá kiến thức, và có nguy cơ biến giờ học quay về lố i truyền thụ một chiều như trước kia.
    Như vậy, có thể thấy rằng muốn đổi mới PPDH thì trước tiên cần phải cải tiến PTDH, tăng cường sử dụng các PTTQ. Làm thế nào để các PTTQ có thể đáp ứng được việc thể hiện tính “động” của các quá trình sinh học vốn luôn là sự vận động của vật chất ở mọi cấp độ: từ phân tử, tế bào, cơ thể đến trên cơ thể.

    Hiện nay, một trong những hướng đổi mới PPDH cũng như cải tiến các PTDH đang được triển khai với nhiều ưu thế đó là ứng dụng CNTT trong dạy học. Với các phần mềm như F lash hay G if animatior, máy tính cho phép chúng ta có thể tạo nên những bức ảnh động hay những đoạn phim hoạt hình mô phỏng các quá trình động diễn ra ở bất kì cấp độ nào của tổ chức sống, có thể khắc phục được mặt “tĩnh” của các PTDH hiện hành. Hoặc là từ nhữ ng hình ảnh “download” trên mạng Internet, chúng ta sử dụng những phần mềm tương ứng để chỉnh sửa hoặc thiết kế lại một cách dễ dàng, phù hợp với mục đích dạy học khác nhau, rất thuận tiện.
    Bên cạnh đó, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của CNTT đang được áp dụng trong dạy học hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mềm MS. Powerpoint; Violet ưu thế lớn nhất của các phần mềm này không phải là kênh chữ với nhiều hiệu ứng, mà quan trọng hơn là khả năng tích hợp kênh hình tĩnh hoặc động trong cùng một bài trình diễn, làm cho bài giảng hết sức sinh động, sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực, người GV có nhiều khả năng thành công hơn so với các bài giảng chỉ sử dụng các thiết bị dạy học thông thường.
    Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng hiện nay GV muốn ứng dụngCNTT theo hướng trên vào dạy học còn gặp rất nhiều khó khăn: thiếu nguồn tư liệu Multimedia là các tranh, ảnh, phim Hơn nữa rất nhiều GV chưa tự thiết kế được mô hình động phục vụ cho bài dạy của mình.
    Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm Macrom edia Flash 8".

    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong GD ở
    một số nước trên thế giới . 8
    1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học
    ở Việt Nam . 11
    1.3. Điều tra tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học sinh học . 13
    1.4. Vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học sinh học 14
    Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO BẰNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH 8
    2.1. Sơ lược về Flash . 21
    2.2. Thiết kế mô hình động trong dạy học Sinh học tế bào bằng phần
    mềm Macromedia F lash 8. .25
    2.2.1. Nguyên tắc thiết kế mô hình động . 25
    2.2.2. Quy trình thiết kế mô hình động bằng phần mềm Macromedia
    Flash 8 27
    2.3. Sử dụng mô hình động trong dạy - học 70
    2.3.1. Đưa mô hình động vào phần mềm Vio let 70
    2.3.2. Đưa mô hình động vào phần mềm Microsoft Office PowerPoint 72
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    3.1. Mục đích thực nghiệm 74
    3.2. Nội dung thực nghiệm . 74
    3.3. Phương pháp thực nghiệm . 74
    3.4. Kết quả thực nghiệm 79
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    A. Kết luận . 84
    B. Đề nghị . 85
    Danh mục công trình công bố của tác giả 86
    Tài liệu tham khảo . 87


    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Trang

    Hình 1.1. Mối quan hệ giữa GV, HS và PTTQ 16

    Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phương tiện trực quan với các yếu tố cấu trúc

    khác

    của quá trinh dạy học . 18

    Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm trắc nghiệm . 80

    Hình 3.2. Đồ thị tần suất hộ i tụ tiến điểm trắc nghiệm . 81


    DANH MỤC CÁC BẢNG


    Bảng 1.1. Thực trạng ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học . 14

    Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm . 74

    Bảng 3.2. Phiếu trắc nghiệm bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân 76

    Bảng 3.3. Phiếu trắc nghiệm bài giảm phân . 77

    Bảng 3.4. Tần suất điểm trắc nghiệm 80

    Bảng 3.5. Tần suất hội tụ tiến điểm trắc nghiệm 81

    Bảng 3.6. Kiểm định điểm trắc nghiệm 82

    Bảng 3.7. Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm . 83 .

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/4879717c7a707e7a/LV_08_SP_GD_NDT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...