Tiến Sĩ Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường đại học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chú giải các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng biểu ix
    Danh mục các biểu đồ x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học. 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Những luận điểm cơ bản cần bảo vệ 5
    9. Những đóng góp mới của luận án 6
    10. Cấu trúc của luận án: 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 8
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
    1.1.1. Trên thế giới 8
    1.1.2. Ở Việt Nam 11
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 14
    1.2.1. Thiết kế 14
    1.2.2. Bài tập 14
    1.2.3. Hệ thống bài tập 17
    1.2.4. Thiết kế hệ thống bài tập 19
    1.2.5. Bài tập Giáo dục học 19
    1.3. Những vấn đề cơ bản về bài tập 20
    1.3.1. Vai trò của bài tập trong quá trình dạy học 20
    1.3.2. Phân loại bài tập 23
    1.4. Một số vấn đề lí luận về dạy học đại học 32
    1.4.1. Bản chất của quá trình dạy học (QTDH) đại học 32
    1.4.2. Phương pháp dạy học đại học 35
    1.4.3. Hình thức tổ chức dạy học đại học 36
    1.5. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ 38
    1.5.1. Khái niệm 38
    1.5.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ 38
    1.5.3. Ưu, nhược điểm của HCTC 39
    1.5.4. Phương pháp dạy học theo hệ thống tín chỉ 40
    1.6. Những đặc trưng cơ bản của học phần Giáo dục học ở trường Đại học 41
    1.6.1. Đặc điểm học phần Giáo dục học 41
    1.6.2. Nội dung, chương trình học phần GDH ở trường Đại học hiện nay 42
    Kết luận chương 1 46
    Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 48
    2.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra 48
    2.1.1. Mục đích điều tra 48
    2.1.2. Nội dung điều tra 48
    2.1.3. Đối tượng điều tra 48
    2.1.4. Phương pháp điều tra. 49
    2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 49
    2.2.1. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết, ý nghĩa của việc sử dụng bài tập trong dạy học môn GDH 49
    2.2.2. Nhận thức của GV về yêu cầu, qui trình thiết kế và sử dụng bài tập 53
    2.2.3. Thực trạng sử dụng bài tập trong dạy học học phần Giáo dục học 64
    Kết luận chương 2 76
    Chương 3: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 79
    3.1. Thiết kế hệ thống bài tập 79
    3.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế hệ thống bài tập 79
    3.1.2. Yêu cầu thiết kế hệ thống bài tập 82
    3.1.3. Qui trình thiết kế hệ thống bài tập 85
    3.2. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học 92
    3.2.1. Nguyên tắc chung khi sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học 92
    3.2.2. Yêu cầu khi sử dụng hệ thống bài tập trong các loại giờ học 93
    3.2.3. Qui trình sử dụng bài tập trong các giờ học 96
    3.3. Thiết kế hệ thống bài tập học phần Giáo dục học 114
    3.3.1. Cơ sở để thiết kế hệ thống bài tập học phần Giáo dục học 114
    3.3.2. Thiết kế minh hoạ một số bài tập học phần Giáo dục học 116
    3.4. Điều kiện để thiết kế và sử dụng HTBT trong dạy học học phần GDH có hiệu quả 116
    3.4.1. Điều kiện để thiết kế HTBT trong dạy học học phần Giáo dục học có hiệu quả 116
    3.4.2. Điều kiện để sử dụng HTBT trong dạy học học phần Giáo dục học hiệu quả 117
    Kết luận chương 3 118
    Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 120
    4.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm 120
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm 120
    4.1.2. Nội dung thực nghiệm 120
    4.1.3. Đối tượng thực nghiệm 120
    4.1.4. Tiến trình thực nghiệm 121
    4.1.5. Chuẩn và thang đánh giá thực nghiệm 123
    4.2. Giai đoạn thực nghiệm vòng 1 127
    4.2.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm 127
    4.2.2. Thực nghiệm vòng 1 130
    4.2.3 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sau vòng 1 137
    4.3. Thực nghiệm vòng 2 138
    4.3.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm 138
    4.3.2. Thực nghiệm vòng 2 141
    4.3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sau vòng 2 149
    4.4. Đánh giá của giảng viên và SV tham gia sau quá trình thực nghiệm 153
    4.5. Những khó khăn với GV và SV khi sử dụng BT trong dạy học môn GDH 154
    4.5.1. Đối với GV 154
    4.5.2. Đối với SV 155
    Kết luận chương 4 155
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 158
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 161
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
    PHỤ LỤC 1PL

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1. Trong dạy học, sử dụng bài tập (BT) là một phương tiện quan trọng góp phần thực hiện tốt nội dung cơ bản của nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, đồng thời bồi dưỡng hứng thú, rèn luyện những kỹ năng học tập cho SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tại các trường chuyên nghiệp hiện nay.
    Do vậy, thiết kế và sử dụng một hệ thống BT đa dạng và hiệu quả trong dạy học là vấn đề đặc biệt quan trọng, tuy nhiên làm thế nào để có một hệ thống BT hay, hấp dẫn thì hiện nay còn ít được bàn tới. Đặc biệt kỹ thuật thiết kế BT, thiết kế hệ thống BT cho một bài học, thiết kế hệ thống BT cho một giáo trình và qui trình sử dụng BT trong dạy học theo phương thức đào tạo tín chỉ thì chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu.
    Việc sử dụng BT trong dạy học hiện nay còn nhiều bất cập, chúng tôi nhận thấy phương pháp sử dụng BT trong dạy học của GV hiện nay chưa hợp lý. Hệ thống BT giảng viên sử dụng chủ yếu nhằm củng cố tri thức, việc phân loại BT để rèn luyện tư duy logic, các kỹ năng nghề, phát triển tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề của SV chưa được chú trọng. Do vậy, kết quả kiểm tra môn học cho thấy SV có thể tái hiện tốt lý thuyết, nhưng kỹ năng thực hành môn học chưa tốt, khả năng định hướng và giải quyết vấn đề còn nhiều yếu kém.
    2. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm hiện nay. Trong những năm vừa qua, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đã được giáo viên nhận thức đầy đủ và đã tạo được phong trào học tập ở mọi nơi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác đào tạo còn bộc lộ những hạn chế như: phương pháp giảng dạy của GV vẫn còn nặng về truyền thụ lý thuyết, nhẹ về thực hành, luyện tập; công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP) chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đúng mức, điểm đầu vào của SV tại các trường sư phạm hoặc các trường đại học đa ngành có khoa sư phạm trong những năm gần đây thấp, nhiều ngành đạt điểm sàn theo qui định của Bộ Giáo dục – đào tạo, bản thân SV còn lười học, thụ động, động cơ học tập chưa tốt Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trên, cần đổi mới toàn diện công tác đào tạo của trường ĐHSP, trong đó việc đổi mới cách dạy của GV theo hướng phát triển tính chủ động, độc lập, tích cực của SV trong học tập, rèn luyện kỹ năng nghề là một yêu cầu có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
    3. Trong trường sư phạm, Giáo dục học (GDH) là môn học nghiệp vụ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện cho SV những kỹ năng nghề, ý thức, đạo đức nghề nghiệp. Trong giáo trình môn GDH, sau mỗi chương thường có câu hỏi và một số BT dưới dạng chủ đề kèm theo. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng dạy học và giáo dục cho SV thông qua môn học này chưa được thường xuyên. Các BT sử dụng trong dạy học GDH thường mang tính chất kinh nghiệm, thiếu tính hệ thống, chưa được xây dựng và sử dụng trên một cơ sở lý luận rõ ràng.
    Đánh giá kết quả học tập các học phần Giáo dục học cho thấy: Kết quả học tập của SV còn thấp, phần thực hành, xử lý tình huống nghề còn nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ khi SV đi kiến tập sư phạm (KTSP), thực tập sư phạm (TTSP) việc thực hiện một số kỹ năng còn yếu như kỹ năng nêu và giải quyết vấn đề (GQVĐ), kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân như phương pháp giảng dạy của GV còn thiên về truyền thụ lý thuyết, nhẹ về thực hành, một bộ phận GV chưa chú trọng sử dụng BT trong các giờ học, do vậy thời lượng dành cho luyện tập, thực hành thường bị cắt xén, các BT sử dụng còn đơn giản, chưa đi sâu vào khai thác tính sáng tạo của người học, chưa chú trọng nhiều đến đánh giá năng lực phân tích, tổng hợp hoá, khái quát hoá vấn đề của SV. Khi đánh giá “tay nghề” của giáo sinh trong các đợt KTSP, TTSP, giáo viên phổ thông còn nương nhẹ và chưa phản ánh đúng thực chất trình độ, khả năng của giáo sinh.
    Ngoài ra, bản thân SV còn coi GDH là môn học phụ, việc rèn luyện các kỹ năng nghề chưa có sự chủ động và luyện tập thường xuyên. Do vậy, việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo trong nhà trường chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn.
    4. Dạy học tại các trường đại học hiện nay được thực hiện theo phương thức đào tạo tín chỉ, phương thức đào tạo mới này nhằm tăng cường khả năng tự học của SV. Do vậy, thiết kế và sử dụng hệ thống BT trong dạy học sẽ giúp SV chủ động trong học tập, rèn nghề không chỉ trên lớp mà cả ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD đại học.
    Do vậy, việc lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần GDH ở trường Đại học.” là vấn đề cấp thiết nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thiết kế hệ thống bài tập và đề xuất qui trình sử dụng chúng trong dạy học nhằm kích thích sinh viên chủ động tìm kiếm tri thức thông qua các hành động học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV tại các trường ĐHSP hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn GDH tại các trường ĐH.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ của bài tập với các thành tố của quá trình dạy học.
    4. Giả thuyết khoa học.
    Nếu thiết kế được một hệ thống bài tập GDH đảm bảo đa dạng và cân đối giữa BT lý thuyết – BT thực hành, BT tái hiện – BT sáng tạo, đồng thời sử dụng hệ thống BT phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong học tập thì sẽ nâng cao chất lượng GD - ĐT tại các trường đại học sư phạm hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng hệ thống BT trong dạy học học phần Giáo dục học ở trường Đại học
    5.2. Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học học phần giáo dục học ở trường Đại học.
    5.3. Thiết kế hệ thống BT và sử dụng hệ thống BT theo qui trình đã đề xuất.
    5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khoa học, tính khả thi của hệ thống bài tập Giáo dục học và quy trình sử dụng đã đề xuất.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bài tập phần I: Những vấn đề chung của GDH (Học phần: GDH) tại các trường đại học.
    6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm thứ hai hệ Đại học sư phạm chính quy, giảng viên giảng dạy môn Tâm lý – Giáo dục
    6.3. Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu.
    - Khảo sát điều tra tại các trường: Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội, ĐH Hồng Đức, ĐH sư phạm Huế, ĐH Sài gòn, ĐH sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
    - Thực nghiệm sư phạm: Tại trường Đại học Hồng Đức.
    Phần thực nghiệm tập trung sử dụng hệ thống bài tập trong các chương II, III (Phần 1) nhằm kiểm chứng tính khả thi của quy trình sử dụng và hệ thống BT GDH xây dựng, đồng thời bước đầu rèn luyện cho sinh viên 1 số kỹ năng nghề cơ bản.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp tổng quan so sánh, phương pháp lịch sử qua việc nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan nhằm xác định những khái niệm cơ bản của đề tài:
    - Các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục.
    - Các tác phẩm tâm lý học, giáo dục học.
    - Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học GD trực tiếp liên quan đến các vấn đề về thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập trong giảng dạy môn GDH.
    - Các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho GV phổ thông của các cơ sở đào tạo trong nước, nhằm rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của các chương trình đào tạo.
     
Đang tải...