Đồ Án Thiết kế và chế tạo mô hình ĐỘNG CƠ TOYOTA 3S-FE

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT​


    CHƯƠNG I: DẪN NHẬP

    1. Lý do chọn đề tài:

     Bước vào thế kỉ 21 với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu học tập của con người ngày càng cao, phần lớn học sinh đều có thể vào học hệ Đại Học hoặc Cao Đẳng kể cả những người đi làm quay trở lại học Đại Học, Cao Đẳng với các chuyên ngành nâng cao ngày càng đông như hiện nay. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách, dựa trên những quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của người học kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên đang được áp dụng rộng rãi. Sự phát triển này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng mà còn thay đổi cả quá trình tổ chức dạy học, ứng dụng công nghệ dạy học, phương tiện dạy học trong giảng dạy. Điều này khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, tạo ra chất lượng của phương pháp mới cho giáo dục và đào tạo, đây cũng là chủ trương về giáo dục của nhà nước ta hiện nay: đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp dạy học, học tập, chú trọng chất lượng không chạy theo số lượng và bệnh thành tích Đặc biệt đổi mới các ngành Cơ Khí Động Lực , việc nghiên cứu và chế tạo mô hình phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

     Ngoài ra nhằm cập nhật những công nghệ mới, tăng tính trực quan hóa trong quá trình giảng dạy và học tập , với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và thực hành. Mô hình này được thiết kế và thực hiện đầy đủ gồm phần Động Cơ và sa bàn với đầy đủ hệ thống điện của một Động Cơ. Song song đó còn có các bài giảng mẫu được thiết kế dưới dạng phiếu thực hành giúp cho việc giảng dạy và học tập trên mô hình đạt kết quả cao nhất. Chính vì lẽ đó nhóm nghiên cứu quyết định thiết kế và chế tạo mô hình ĐỘNG CƠ TOYOTA 3S-FE nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp thu để việc học đạt hiệu quả cao hơn.

    2.Giới hạn của đề tài:

    Đề tài chỉ giới hạn ở việc thiết kế, hoàn thiện mô hình từ động cơ 3S-FE đã có sẵn và áp dụng để biên soạn các bài giảng thực hành cho sinh viên thực tập tại xưởng.

    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

    a. Mục tiêu:

     Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập.

     Giúp sinh viên ứng dụng ngay bài học lý thuyết vào bài học thực hành.

     Sinh viên có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan, dễ cảm nhận được hình dạng và vị trí của các chi tiết trên động cơ.

     Giúp sinh viên dễ dàng kiểm tra và đo đạc các thông số của hệ thống phun xăng, đánh lửa trên đông cơ 3S-FE.

     Góp phần hiện đại hóa phương tiện và phương pháp dạy thực hành trong giáo dục và đào tạo.

     Giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn.

    b. Nhiệm vụ:

     Thiết kế chế tạo mô hình Động Cơ TOYOTA 3S-FE.

     Khái quát các hệ thống trên Động Cơ.

     Thiết kế các bài giảng thực hành phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành trên mô hình này.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

     Đề tài được hoàn thành trên cơ sở nhóm đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt là phương pháp tham khảo, thu thập tài liệu, học hỏi những kinh nghiệm của thầy cô, bạn bè và nghiên cứu các mô hình giảng dạy cũ , Từ đó tìm ra những ý tưởng mới để hình thành đề cương của đề tài cũng như cách thiết kế mô hình . Song song với nó nhóm còn kết hợp cả phương pháp quan sát và thực nghiệm để có thể chế tạo được mô hình và biên soạn các bài thực hành một cách có hiệu quả.

    5. Các bước thực hiện:

     Tham khảo tài liệu.

     Thiết kế khung đỡ Động Cơ và gá đặt Đọng Cơ.

     Thiết kế sa bàn và cách bố trí trên sa bàn.

     Thiết kế các chi tiết phụ.

     Đấu dây cho các hệ thống.

     Tiến hành nổ máy thử nghiệm.

     Tiến hành đo đạc kiểm tra và thu thập các thông số.

     Nghiệm thu các thông số kiểm tra.

     Thiết kế các bài giảng thực hành cho mô hình.

     Viết thuyết minh.



    6. Kế hoạch nghiên cứu:

    Đề tài được thực hiện trong 8 tuần các công viêc đươc thực hiện như sau:

     Giai đoạn 1:

    - Thu thập tài liệu xác định nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phân tích tài liệu liên hệ.

    - Thiết kế mô hình.

    - Thi công.

     Giai đoạn 2:

    - Viết thuyết minh.

    - Hoàn thiện đề tài.









    MỤC LỤC

    Phần mở đầu . 1

    Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 5

    Nhận xét của giáo viên phản biện 6

    Lời cảm ơn 7

    Nội dung . 8

    Chương 1: Dẫn nhập .9

    1) Lý do chọn đề tài 9

    2) Giơí hạn đề tài 9

    3) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .9

    4) Phương pháp nghiên cứu 10

    5) Các bước thực hiện 10

    6) Kế hoạch nghiên cứu .10

    Chương 2: Giới thiệu mô hình 12

    1) Cấu tạo mô hình . 12

    2) Sơ đồ mạch điện 17

    3) Sơ đồ chân ECU 18

    4) Các yêu cầu khi sử dụng mô hình 19

    Chương 3: Khái quát hệ thống phun xăng trực tiếp EFI của động cơ 3S-FE 20

    A. Mô tả chung 20

    B. Hệ thống điều khiển 21

    I. Tổng quát 21

    II. Các cảm biến hệ thống phun xăng 3S-FE 21

    1) Vị trí các cảm biến trên động cơ 21

    2) Cảm biến nhiệt độ nước làm mát . 24

    3) Cảm biến oxi 26

    4) Cảm biến nhiệt độ không khí nạp 29

    5) Cảm biến vị trí bướm ga 31

    6) Cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp 33

    7) Tín hiệu G – NE .36

    III. Mạch điều khiển cơ bản 37

    1) Mạch nguồn 37

    2) Mạch khởi động 38

    IV. Điều khiển phung nhiên liệu 38

    1) Bơm nhiên liệu 38

    2) Mạch điều khiển bơm xăng kiểu EFI 39

    3) Lọc nhiên liệu 40

    4) Bộ dập dao động 40

    5) Bộ điều áp .41

    6) Kim phun 41

    7) Mạch điều khiển phun 42

    8) Kim phun khơi động lạnh 42

    9) Công tắc định thời kim phun khởi động lạnh 43

    10) Mạch điều khiển kim phun khởi động lạnh 43

    V. Điều khiển đánh lửa 44

    1) Sơ đồ mạch điện điều khiển đánh lửa 44

    2) Tín hiệu điều khiển đánh lửa IGT 45

    3) Tín hiệu xác định đánh lửa IGF 46

    VI. Hệ thống chẩn đoán 47

    1) Mô tả 47

    2) Kiểm tra đèn báo tín hiệu 47

    3) Phát hiện lỗi . 47

    Chương 4: các bài giảng thực hành 49

    1) Kiểm tra điện áp .49

    2) Kiểm tra mạch cấp nguồn 51

    3) Kiểm tra bơm xăng 53

    4) Kiểm tra kim phun 57

    5) Kiểm tra kim phun khởi động lạnh 60

    6) Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát 63

    7) Kiểm tra cảm biến nhiệt độ không khí nạp 67

    8) Kiểm tra cảm biến oxi 71

    9) Kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga 74

    10) Kiểm tra cảm biến tín hiệu G-NE 77

    11) Kiểm tra cảm biến chân không 80

    12) Kiểm tra mạch tín hiệu đánh lửa .82

    13) Tìm pan qua giắc chẩn đoán OBD . 84

    Kết luận

    Tài liệu tham khảo





    TÀI LIỆU GỒM CÓ .


    BẢN THUYẾT TRÌNH

    BẢN IN




    DUNG LƯỢNG FILE LỚN NÊN BẠN DÙNG WINRAR NỐI LẠI

    KHI DOWNLOAD TẤT CẢ 3 FILE VỀ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...