Đồ Án Thiết kế truyền động điện cho máy mài công đoạn mài tinh

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần thứ nhất
    PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN TRUYỀN ĐỘNG
    Đặc trưng cho công nghệ gia công chi tiết bằng phương pháp mài có yêu cầu rất cao về  độ chính xác kích thước, độ nhẵn bề mặt. Khi gia công các chi tiết khác nhau đòi hỏi phải có tốc độ khác nhau.Việc điều chỉnh tốc độ hay đảm bảo tốc độ của máy sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn trong sản xuất, đạt năng suất cao . Do vậy đa số các máy trong quá trình gia công kim loại đòi hỏi phải điều chỉnh tốc độ.
    Đối với máy mài vì nó là khâu thực hiện nguyên công cuối cùng nên đòi hỏi độ chính xác và độ bóng cao nên viẹc điều chỉnh tốc độ cũngđòi hỏi cao.Ở máy mài việc thực hiện điều chỉnh tốc độ quay chi tiết gia công đó là yêu cầu không thể thiếu và hết sức quan trọng trong khi thiết kế cũng như vận hành.
    I. CHỌN ĐỘNG CƠ
    Trước khi đi chọn động cơ ta đi phân tích 2 loại động cơ thông dụng :
           + Động cơ điện xoay chiều :
           + Động cơ điện 1 chiều :
    1. Động  cơ điện xoay chiều
    a. Động cơ không đồng bộ
    [TABLE="width: 338, align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"][​IMG]
    Hình2 Sơ đồ nguyên lý động cơ không đồng bộ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE="width: 309"]
    [TR]
    [TD="align: left"][​IMG]
    Hình 3 Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ w=f(M) trong chế độ động cơ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Động cơ không đồng bộ 3 pha được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp từ công suất nhỏ đến công suất trung bình và chiếm tỉ lệ rất lớn so với động cơ khác. Sở dĩ như vậy : là do động cơ không đồng bộ có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, vật hành an toàn, sử dụng nguồn cấp trực tiếp từ lưới điện xoay chiều 3 pha ( Hình 2).
    Xét đặc tính cơ:
    [​IMG]
    Trong đó
    [​IMG] [​IMG]
    w1= [​IMG]
    Tuy nhiên nhược điểm của loại động cơ này là điều chỉnh tốc độ và khống chế các quá trình quá độ gặp khó khăn, mômen khởi động nhỏ, dòng khởi động lớn. Mặt khác do đặc tính cơ có dạng đường cong (Hình 3) nên việc ổn định tốc độ gặp khó khăn. Nếu tuyến tính hoá đoạn đặc tính làm việc thì chỉ có thể ổn định tốc độ ở điểm làm việc từ w[SUB]0[/SUB] đến điểm A trên hình vẽ. Còn từ điểm A đến M[SUB]k[/SUB][SUB]đ[/SUB] là đoạn đặc tính làm việc không ổn định của động cơ.
    Trong thời gian gần đây, do sự phát triển của công nghiệp chế tạo bán dẫn công suất và kỹ thuật điện tử  - tin học, động cơ không đồng bộ đã khai thác được các ưu điểm của nó và trở thành hệ truyền động có khả năng cạnh tranh có hiệu quả với hệ truyền động Tiristor - động cơ một chiều. Tuy nhiên việc ứng dụng các kỹ thuật mới này còn rất hạn chế ở nước ta do giá thành còn cao.



    Maymai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...