Báo Cáo Thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ
    Phần Mở đầu


    Làng là một sợi dây truyền thống cổ kết bền chặt nhất của văn minh Việt Nam. Làng là một phần của lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá. Lịch sử tín ngưỡng, phong tục tập quán Việt Nam. Nó là nơi sản sinh và lưu giữ tới 70-80% các sản phẩm nghệ thuật Việt Nam từ âm nhạc, sân khấu tới văn học và mỹ thuật. Có một lối sống làng và văn hoá làng.


    Trong cơ cấu hành chính từ thời trung đại làng thực ra không có trong danh mục. Làng có nhiều xóm, xóm gồm nhiều nhà. Làng có nhiều họ, đoàn kết ghê gớm mà kình địch nhau cũng ghê gớm. Mỗi họ có khi lại gắn với một nghề. Đình làng là nơi công việc hành chính ở cấp sở được tiến hành. Làng là nơi "phép vua thua lệ làng". Làng có địa chủ, có nhà công thương, có văn nhân, có lớp cùng đinh, có nông dân tự do và có các tăng lữ, nhưng đáng chú ý ở đây là các trí thức làng.


    Lịch sử kinh tế Việt Nam đã được viết tại làng. Từ "ngàn đời" người dân nông nghiệp lúa nước đã coi làng như cơ cấu kinh tế chính yếu. Kinh tế thái ấp không lấn át được cơ cấu làng. Công nghệ phát triển từ thời kỳ trung đại, từ sau nhà Lê Sơ thế kỷ thứ 15, mạnh mẽ vào các thế kỷ 16-17 lại đây cũng ở làng. Các làng nghề chính là nét đặc sắc của qúa trình phát triển tiền tư bản phương Đông ở Việt Nam. Một trong những làng nghề nổi tiếng nhất kinh bắc Việt Nam là làng tranh Đông Hồ.

    Mục lục


    I. Giới thiệu chung về làng nghề Đông Hồ
    II. Giải quyết vấn đề
    III. Nội dung thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ
    Nhiệm vụ thiết kế
    Giải pháp thiết kế Trung tâm
    IV. Bản vẽ và ảnh minh hoạ
     
Đang tải...