Thạc Sĩ Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng đ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lí do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU



    Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán: Trong thập kỷ tới Internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD . sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
    Vì vậy, việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Sự bùng nổ tri thức cùng với các vấn đề giao lưu hội nhập quốc tế khiến mỗi chúng ta phải biết tận dụng những thành tựu của khoa học- công nghệ đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) giúp chúng ta biết lựa chọn các phương pháp học tập cho phù hợp.
    Xã hội học tập – đó là mục tiêu của nền giáo dục thế giới. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong GD&ĐT hiện nay chính là dạy học thông qua các chương trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT-TT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học.
    Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Hiện nay, Việt Nam đang phấn đấu tiến đến xây dựng một nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi nền giáo dục phải là nền giáo dục tiên tiến. Trong nền giáo dục đó thì phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ



    động của người học để tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh với môi trường sống. Do vậy, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính thời sự.
    Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
    Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
    Các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet – Website học tập góp phần rèn luyện khả năng tự học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa giáo viên (GV) và nhà trường, giữa GV và học sinh (HS), giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giữa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại học liên tục được đưa lên mạng Internet để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động tự ôn tập, củng cố kết hợp với tự kiểm tra, đánh giá được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học Vật lí hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy việc thiết kế các trang Web Vật lí giúp việc tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Trong phạm vi rất hạn hẹp của luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:


    Thiết kế trang Web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương "Dòng điện xoay chiều" – Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn)



    Mở đầu

    1. Lí do chọn đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu

    MỤC LỤC

    Trang


    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

    3.1 Khách thể nghiên cứu 3

    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3

    4. Phạm vi nghiên cứu 3

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

    6. Phương pháp nghiên cứu 4

    7. Những đóng góp mới của luận văn 4

    8. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 5

    9. Cấu trúc của luận văn 5

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố 6

    và kiểm tra đánh giá của học sinh trong các trường THPT.


    1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ôn tập, củng cố 6

    1.1.1. Khái niệm ôn tập và mục đích của ôn tập 6

    1.1.2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức 8

    1.1.3. Nội dung cần ôn tập, củng cố trong dạy học Vật lí 9

    1.1.4. Các hình thức ôn tập 10

    1.1.4.1. Ôn tập trên lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên 10

    1.1.4.2. Ôn tập ngoài giờ lên lớp 11

    1.1.5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp 12

    1.1.5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở 12

    nhà có tác dụng giúp học sinh tự ôn tập, củng cố kiến thức

    1.1.5.2. Hoạt động ngoại khóa góp phần tự ôn tập, củng cố kiến thức 13

    1.1.5.3. Tham gia xây dựng lôgic hình thành các kiến thức thông qua 13

    xây dựng các sơ đồ-Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến



    thức cần ôn tập

    1.1.6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập, củng cố 14

    1.1.6.1. Sách (giáo khoa, bài tập, các tư liệu khác) 15

    1.1.6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận) 15

    trên mạng Internet

    1.1.7. Mối quan hệ giữa ôn tập, củng cố và kiểm tra, đánh giá 16

    1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động ôn tập, củng cố 17

    1.2.1. Đánh giá vai trò của ôn tập, củng cố từ phía GV và từ phía HS 18

    1.2.1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn 18

    học sinh ôn tập

    1.2.1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động ôn tập củng cố 19

    1.2.2. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng và 19

    ôn tập kiến thức cho học sinh

    1.2.3. Các nội dung mà hiện nay giáo viên và học sinh thường ôn tập, 22

    củng cố

    1.2.4. Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập, củng cố đang 23

    được sử dụng

    1.3. Kết luận chương I 24

    Chương II: Xây dựng trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố và 25

    kiểm tra đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” - vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn)

    2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Dòng điện xoay chiều” – 25

    Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn)

    2.1.1. Đặc điểm về nội dung của chương “ Dòng điện xoay chiều” 25

    2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và lôgic hình thành kiến 26

    thức chương“ Dòng điện xoay chiều”

    2.2. Nội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học xong 28

    chương “Dòng điện xoay chiều ”- Vật lý lớp 12 (chương trình chuẩn)

    2.2.1. Nội dung kiến thức 28



    2.2.2. Các kỹ năng cơ bản học sinh cần đạt được sau khi học xong 28

    chương “Dòng điện xoay chiều”

    2.2.3. Các sai lầm phổ biến của học sinh trong khi học phần “Dòng 28

    điện xoay chiều”

    2.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ôn tập, củng cố 29

    2.3.1. Đề xuất về nội dung cần ôn tập, củng cố 30

    2.3.1.1. Nội dung kiến thức 30

    2.3.1.2. Các kỹ năng 31

    2.3.2. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập 31

    2.3.2.1. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập 31

    2.3.2.2. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học 32

    2.3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph) 33

    2.3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập 35

    2.3.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận 36

    2.3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập, củng cố 36

    2.3.3.1. Các khái niệm liên quan đến Web 36

    2.3.3.2. Một số ưu điểm của Web trong dạy học hiện đại 39

    2.3.3.3. Các khả năng hỗ trợ của Web đối với ôn tập củng cố 41

    2.4. Xây dựng website hỗ trợ học sinh tự ôn tập củng cố phần kiến 45

    thức “Dòng điện xoay chiều”

    2.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng trang Web 45

    2.4.2. Thiết kế Website 46

    2.4.3. Xây dựng các module chính 48

    2.4.3.1. Xây dựng module 1: Hệ thống các câu hỏi ôn bài và hướng 48

    dẫn trả lời các câu hỏi ôn bài.

    2.4.3.2. Xây dựng module 2: Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm 49

    có phản hồi hướng dẫn để ôn tập trên Web.

    2.4.3.3. Xây dựng module 3: Ôn tập kiến thức thông qua thí nghiệm 52

    2.4.3.4. Xây dựng module 4: Ôn tập kiến thức thông qua sơ đồ bài học 53



    2.4.3.5. Xây dựng module 5: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm 57

    để ôn tập trên Web.

    2.4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng bài kiểm tra trên Web để đánh 60

    giá mức độ thu nhận kiến thức của học sinh.

    2.5. Kết luận chương II 62

    Chương III: Thực nghiệm sư phạm 64


    3.1. Khái quát chung 64

    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 64

    3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 64

    3.1.3. Nội dung thực nghiệm 64

    3.1.4. Tổ chức thực nghiệm 64

    3.1.5. Phương pháp đánh giá 65

    3.2. Kết quả thực nghiệm 65

    3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm 65

    3.2.1.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả trước thực nghiệm 65

    3.2.1.2. Nội dung kiểm tra 65

    3.2.1.3. Kết quả 66

    3.2.2. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm 67

    3.2.2.1. Mục đích của việc đánh giá kết quả sau thực nghiệm 67

    3.2.2.2. Nội dung kiểm tra 67

    3.2.2.3. Kết quả 67

    3.3. Kết luận chương III 69

    Kết luận 70

    1. Kết luận 70

    2. Kiến nghị và định hướng phát triển đề tài 70

    Tài liệu tham khảo chính 72

    Phụ lục 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...