Đồ Án Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy của Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai, tỉnh Đồng Nai với công suấ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 1/1/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sẩn phẩm gỗ đã có những bước phát triển vượt bậc,kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ luôn ở mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm từ 2003 đến 2007 tăng từ 567 triệu lên 2,4 tỷ USD. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia. Một số thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam trước đây vẫn tiếp tục được duy trì như Hoa Kỳ chiếm 41%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 12,8% giá trị sản phẩm xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
    Hiện nay, cả nước có khoảng 2500 cơ sở chế biến gỗ, với công suất hoạt động tối thiểu 200 m3 gỗ tròn/năm. Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 7 triệu m3 gỗ tròn. Trong đó năng lực nhà máy mảnh khoảng 4 triệu m3 gỗ tròn rừng trồng, gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3 và tổng công xuất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2 – 2,5 triệu m3 sản phẩm. Khoảng 300 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn, tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sẩn phẩm gỗ cả nước, còn lại hầu hết là doanh nghiệp gỗ trong nước có quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm qua, số lượng các cơ sở chế biến gỗ tăng lên không nhiều mà chú yếu tăng công suất thiết kế. Các doanh nghiệp FDI và một doanh nghiệp trong nước đã đầu tư mở rộng công suất với công nghệ thiết bị tiên tiến hơn.
    Đi cùng với sự phát triển của ngành chế biến gỗ thì sự tác động của các chất thải phát sinh từ các công ty chế biến gỗ đến môi trường ngày càng nghiêm trọng. Qua đó, việc thiết hệ thống xử lý môi trường cho các công ty chế biến gỗ để xử lý nồng độ ô nhiễm của chất thải phát sinh tại công ty trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là vô cùng cấp thiết.
    Đó là lý do đề tài “Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Công ty cổ phần gỗ Tân Mai” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần trong công tác bảo vệ môi trường của công ty và sức khỏe dân cư quanh vùng.
    1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy của Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai, tỉnh Đồng Nai với công suất 800 m3/ngày.đêm đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản – QCVN 11:2008/BTNMT, cột B.

    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Địa điểm: Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai, Phường Thống Nhất, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
    1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải công nghiệp ngành chế biến thực phẩm, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
    Phương pháp so sánh, đánh giá: So sánh ưu nhược điểm giữa các phương án, lựa chọn phương án phù hợp.
    Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về những vấn đề có liên quan
    Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
    Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
    1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Tổng quan về Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai
    Tìm hiểu về quy trình sản xuất chế biến thủy sản của công ty
    Đề xuất các phương án xử lý, lựa chọn phương án tối ưu vừa đảm bảo về mặt kinh tế vừa bảo vệ môi trường
    Tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý.
    Khái toán kinh tế.
    Thực hiện các bản vẽ.
    1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
    Đối với Công ty Cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai
    Phân tích tác động của sản xuất đến môi trường và người lao động.
    Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp về chi phí xây dựng, vận hành và đảm bảo được hiệu suất xử lý.
    Đối với xã hội
    Ngăn cản sự lan truyền của nguồn nước ô nhiễm từ Công ty đến môi trường xung quanh.
    Hạn chế những hậu quả môi trường tiềm tàng do nguồn nước thải của Công ty thải ra.
    Tuân thủ về tiêu chuẩn đầu ra của nước thải của Công ty sẽ góp phần làm gương cho các Doanh nghiệp cùng ngành nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...