Đồ Án Thiết kế thay thế hệ thống truyền động quay chi tiết máy mài tròn 3A161

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiều nhà máy nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sản xuất ngày càng gia tăng trong các nhà máy, khu công nghiệp đòi hỏi việc tự động hoá trong quá trình hoạt động, sản xuất trong các nhà máy khu công nghệp càng phải được nâng cao để đưa đến hiệu quả, chất lượng công việc ngày càng tốt hơn. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao.
    Quá trình tìm hiểu thực tế và với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phan Cung đến nay bản đồ án của em đã được hoàn thiện.
    Đề tài “ Thiết kế thay thế hệ thống truyền động quay chi tiết máy mài tròn 3A161” Nhằm giúp cho máy gọn nhẹ hơn, chất lượng điều chỉnh và ổn định cao hơn. Để tạo được các chi tiết mài chính xác cao đồng thời nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm.


    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . 1
    LỜI MỞ ĐẦU . 2
    CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRÊN CÁC LOẠI MÁY 3
    Khái niệm . 3
    I. Đặc điểm công nghệ 3
    1. Máy mài tròn . 3
    a) Máy mài tròn ngoài 4
    b) Máy mài tròn trong 4
    2. Mái mài phẳng . 4
    II. Các đặc điểm về TĐĐ và thiết bị điện máy mài 5
    1. Truyền động chính . 5
    2. Truyền động ăn dao . 6
    3. Truyền động phụ . 6
    4. Đặc tính cơ của máy mài 6
    CHƯƠNG II: TÌM HIỂU TRANG BỊ ĐIỆN MÁY MÀI TRÒN 3A16 . 9
    II.1. Tìm hiểu về sơ đồ điện máy mài 3A161 . 9
    II.2: Các truyền động cho máy mài 3A161 9
    II.3. Giới thiệu khuếch đại từ động cơ. KĐT-Đ và đặc tính cơ . 12
    II.3.1. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo 13
    II.3.2. Nguyên lý làm việc . 14
    II.3.3. Khuếch đại từ-động cơ KĐT-ĐM . 15
    II.4. Nguyên lý làm việc của sơ đồ . 18
    CHƯƠNG III: THIẾT KẾ THAY THẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG QUAY CHI TIẾT CHO MÁY MÀI 3A161 19
    III.1. Các phương án điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều: 19
    III.1.1. Phương pháp điều chỉnh điện áp: 20
    III.1.2. Phương pháp điều chỉnh từ thông: 23
    III.1.3. Phương pháp điều chỉnh hai vùng từ thông và điện áp. 25
    III.2. Các phương án, sơ đồ mạch chỉnh lưu. 26
    III.2.1. Sơ đồ cầu một pha đối xứng: 26
    III.2.2. Chỉnh lưu cầu một pha không đối xứng. 30
    III.2.3. Sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha dùng Thyristor. 31
    III.2.4. Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha không đối xứng: 35
    III.2.5. Sơ đồ chỉnh lưu Thyristor 3 pha hình tia: 36
    III.3. Lựa chọn sơ đồ thiết kế. 40
    CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH LỰC 41
    IV.1. Sơ đồ mạch lực: 41
    IV.2. Tính toán bộ lọc: 41
    IV.3. Tính chọn van động lực. 44
    IV.4. Tính toán máy biến áp. 45
    IV.4.1. Điện áp chỉnh lưu khi không tải. 45
    IV.4.2. Tính số vòng dây mỗi pha: 46
    IV.4.3. Kích thước mạch từ: 47
    IV.4.4. Kết cấu dây quấn: 48
    IV.4.5. Khối lượng sắt và đồng sử dụng là: 49
    IV.4.6. Tính sụt áp máy biến áp. 51
    IV.5. Tính toán mạch bảo vệ quá áp. 51
    CHƯƠNG V: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN 53
    V.1. Sơ đồ khối: 53
    V.1.1. Khối đồng pha: 53
    V.1.2. Khối tạo xung răng cưa: 54
    V.1.3. Khâu so sánh: 55
    V.1.4. Khối tạo xung chùm: 56
    V.1.5. Khâu khuếch đại xung. 57
    V.2. Tính chọn các phần tử mạch điều khiển. 58
    V.2.1. Tính khâu đồng pha: 58
    V.2.2. Tính mạch tạo xung răng cưa: 58
    V.2.3. Tính khâu so sánh: 59
    V.2.4. Tính khâu khuếch đại xung: 59
    V.2.5. Tính máy biến áp xung: 60
    KẾT LUẬN. 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65













    CHƯƠNG I
    TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRÊN CÁC LOẠI MÁY MÀI
    * Khái niệm mài: mài là một quá trình cơ bản để nâng cao độ chính xác và độ bóng của chi tiết gia công. Máy mài được dùng để gia công tinh những chi tiết sau khi gia công chi tiết đó trên máy tiện phay bào.
    I. Đặc điểm công nghệ
    Máy mài có hai loại chính: Máy mài tròn và máy mài phẳng. Ngoài ra còn có các máy khác nhau: máy mài vô tâm, máy mài rãnh , máy mài cắt , máy mài răng Thường trên máy mài có ụ chi tiết hoặc bàn, trên đó kẹp chi tiết và ụ đá mài, trên đó có trục chính với đá mài. Cả hai ụ đều chặt trên bề máy.
    1/ Máy mài tròn:
    Máy mài tròn có hai loại : máy mài tròn ngoài và máy mài tròn trong. Trên máy mài tròn chuyển động chính là chuyển động là chuyển động quay của đá mài, chuyển động ăn dao là di chuyển tịnh tiến là di chuyển của ụ đá dọc trục ( ăn dao dọc trục) hoặc di chuyển tịnh tiến theo hướng ngang trục ( ăn dao ngang) hoặc chuyển động quay của chi tiết ( ăn dao vòng).Chuyển động phụ là di chuyển nhanh ụ đá hoặc chi tiết vv.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...