Đồ Án Thiết kế tháp chưng cất hệ nước – acid acetic hoạt động liên tục với nâng suất nhập liệu: 0,8 m3/h c

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN.
    I . LÝ THUYẾT VỀ CHƯNG CẤT:
    1 . Phương pháp chưng cất :
    Chưng cất là qua trình phân tách hỗn hợp lỏng (hoặc khí lỏng) thành các cấu tử riêng
    biệt dựa vào sự khác nhau về độ bay hơi của chúng (hay nhiệt độ sôi khác nhau ở cùng áp
    suất), bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình bay hơi - ngưng tụ, trong đó vật chất đi
    từ pha lỏng vào pha hơi hoặc ngược lại. Khác với cô đặc, chưng cất là quá trình trong đó
    cả dung môi và chất tan đều bay hơi, còn cô đặc là quá trình trong đó chỉ có dung môi bay
    hơi.
    Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu được bấy
    nhiêu sản phẩm. Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 hệ cấu tử thì ta thu được 2 sản phẩm: sản
    phẩm đỉnh chủ yếu gồm gồm cấu tử có độ bay hơi lớn (nhiệt độ sôi nhỏ ), sản phẩm đáy
    chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé(nhiệt độ sôi lớn) .Đối với hệ nước – acid acetic sản
    phẩm đỉnh là nước, sản phẩm đáy chủ yếu gồm acid acetic và một ít nước.
    Các phương pháp chưng cất: được phân loại theo:
    Áp suất làm việc : chưng cất áp suất thấp, áp suất thường và áp suất cao.
    Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào nhiệt độ sôi của các cấu tử, nếu nhiệt
    độ sôi của các cấu tử quá cao thì ta giảm áp suất làm việc để giảm nhiệt độ sôi của
    các cấu tử.
    Nguyên lý làm việc: liên tục, gián đoạn(chưng đơn giản) và liên tục.
    * Chưng cất đơn giản(gián đoạn): phương pháp này đuợc sử dụng trong các
    trường hợp sau:
    + Khi nhiệt độ sôi của các cấu tử khác xa nhau.
    + Không đòi hỏi sản phẩm có độ tinh khiết cao.
    + Tách hỗn hợp lỏng ra khỏi tạp chất không bay hơi.
    + Tách sơ bộ hỗn hợp nhiều cấu tử.
    * Chưng cất hỗn hợp hai cấu tử (dùng thiết bị hoạt động liên tục) là quá trình được
    thực hiện liên tục, nghịch dòng, nhều đoạn.
    Phương pháp cất nhiệt ở đáy tháp: cấp nhiệt trực tiếp bằng hơi nước: thường
    được áp dụng trường hợp chất được tách không tan trong nước .
    Vậy: đối với hệ nước – acid acetic, ta chọn phương pháp chưng cất liên tục cấp nhiệt
    gián tiếp bằng nồi đun ở áp suất thường.
    ĐAMH Quá Trình và Thiết Bị GVHD : Hoàng Minh Nam
    5
    2 . Thiết bị chưng cất:
    Trong sản xuất thường sử dụng rất nhiều loại tháp nhưng chúng đều có một yêu cầu
    cơ bản là diện tích bề mặt tiếp xúc pha phải lớn ,điều này phụ thuộc vào độ phân tán của
    lưu chất này vaò lưu chất kia .
    Tháp chưng cất rất phong phú về kích cỡ và ứng dụng ,các tháp lớn nhất thường được
    ứng dụng trong công nghiệp lọc hoá dầu. Kích thước của tháp : đường kính tháp và chiều
    cao tháp tuỳ thuộc suất lượng pha lỏng, pha khí của tháp và độ tinh khiết của sản phẩm.
    Ta khảo sát 2 loại tháp chưng cất thường dùng là tháp mâm và tháp chêm.
    Tháp mâm: thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu
    tạo khác nhau để chia thân tháp thành những đoạn bằng nhau, trên mâm pha lỏng và
    pha hơi đựơc cho tiếp xúc với nhau. Tùy theo cấu tạo của đĩa, ta có:
    * Tháp mâm chóp : trên mâm bố trí có chép dạng:tròn ,xú bắp ,chữ s
    * Tháp mâm xuyên lỗ: trên mâm bố trí các lỗ có đường kính (3-12) mm.
    Tháp chêm(tháp đệm): tháp hình trụ, gồm nhiều đoạn nối với nhau bằng mặt
    bích hay hàn. Vật chêm được cho vào tháp theo một trong hai phương pháp: xế


    II . KẾT LUẬN:
    Sau ba tháng nghiên cứu, em đã tìm hiểu và học tập được các vấn đề:
    + Thiết kế được tháp chưng cất Etanol – Nước tương đối hoàn chỉnh khi biết trước
    năng suất, nồng độ nhập liệu và nồng độ, độ thu hồi của sản phẩm đỉnh.
    + Tính toán tương đối chi tiết quá trình làm việc của thiết bịvà khả năng chịu bền
    của thiết bị về tính ăn mòn cơ học và hoá học, cũng như điều kiện làm việc của thiết bị.
    + Sơ bộ tính được chi phí đầu tư ban đầu cho tháp chưng cất.
    Đặc tính kỹ thuật của thiết bị chưng cất đã thiết kế ứng với các thông số đã cho ban
    đầu:
    + Tỉ số hoàn lưu thích hợp: R = 2,973.
    + Số mâm chưng cất thực tế: 53 mâm.
    + Đường kính tháp chưng cất: 500 mm.
    + Đường kính lỗ trên mâm: 3 mm.
    + Bề dày mâm: 1,8 mm.
    + Số lỗ trên một mâm: 2716 lỗ.
    + Trở lực của toàn tháp: 20199,9 N/m2.
    + Khoảng cách giữa hai mâm: 250 mm.
    + Chiều cao tháp: 14,5 m.
    + Thân – đáy – nắp làm bằng thép X18H10T, có bề dày: 3 mm.
    + Bích ghép thân – đáy – nắp làm bằng thép X18H10T, loại bích liền không cổ.
    + Bích ghép ống dẫn làm bằng thép CT3, loại bích liền không cổ.
    + Đường kính ống dẫn chất lỏng: 50 mm.
    + Đường kính ống dẫn hơi: 100 mm.
    Ưu và nhược điểm của tháp chưng cất mâm xuyên lỗ được tóm tắt ở phần đầu
    (chương I, mục I.2).
    ĐAMH Quá Trình và Thiết Bị GVHD : Hoàng Minh Nam
    54
    ĐAMH Quá Trình và Thiết Bị GVHD : Hoàng Minh Nam
    55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] . Võ Văn Ban, Vũ Bá Minh – Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, truyền
    khối(tập 3) – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
    [2] . Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam – Quá trình và thiết bị công
    nghệ hoá học, Ví dụ và bài tập(tập 10) - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM.
    [3] . Phạm Văn Bôn, Nguyễn Đình Thọ - Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, Quá
    trình và thiết bị truyền nhiệt(tập 5) – Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
    [4] . Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất (tập 1, 2) – Nhà xuất bản khoa học
    và kỹ thuật.
    [5] . Hồ Lê Viên – Thiết kế và tính toán các chi tiết thiết bị hoá chất – Nhà xuất bản
    khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1978.
    [6] . Tập thể giảng viên Bộ Môn Cơ Lưu Chất – Giáo Trình Cơ Lưu Chất – Trường
    Đại Học Bách Khoa TP.HCM.​
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
    I . LÝ THUYẾT VỀ CHƯNG CẤT
    1 . Phương pháp chưng cất
    2 . Thiết bị chưng cất:
    II . GIỚI THIỆU SƠ BỘ NGUYÊN LIỆU
    1 . Nước
    2 . Acid acetic
    3 . Hỗn hợp Nước – Acid acetic
    III . CÔNG NGHỆ CHƯNG CẤT HỆ NƯỚC – ACID ACETIC
    CHƯƠNG II : CÂN BẰNG VẬT CHẤT
    I . CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU
    II . XÁC ĐỊNH SUẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐỈNH VÀ SẢN PHẨM ĐÁY
    III . XÁC ĐỊNH TỈ SỐ HOÀN LƯU THÍCH HỢP
    1 . Tỉ số hoàn lưu tối thiểu
    2 . Tỉ số hoàn lưu thích hợp
    IV . PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG LÀM VIỆC – SỐ MÂM LÝ THUYẾT
    1 . Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn cất
    2 . Phương trình đường nồng độ làm việc của đoạn chưng
    3 . Số mâm lý thuyết
    CHƯƠNG III :TÍNH TOÁN –THIẾT KẾ THÁP CHƯNG CẤT
    I . ĐƯỜNG KÍNH THÁP
    1 . Đường kính đoạn cất
    2 . Đường kính đoạn chưng
    II.TRỞ LỰC CỦA MÂM
    1 . Cấu tạo mâm lỗ
    2 . Độ giảm áp của pha khí qua một mâm
    3 . Kiểm tra ngập lụt khi tháp hoạt động :
    III . TÍNH TOÁN CƠ KHÍ CỦA THÁP
    1 . Bề dày thân tháp :
    2 . Đáy và nắp thiết bị :
    3 . Bích ghép thân, đáy và nắp :
    4 . Đường kính các ống dẫn – Bích ghép các ống dẫn :
    5 . Tai treo và chân đỡ:
    CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT- THIẾT BỊ
    PHỤ
    ĐAMH Quá Trình và Thiết Bị GVHD : Hoàng Minh Nam
    2
    I . CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN NHIỆT
    1 . Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh
    2 . Thiết bị làm nguội sản phẩm đỉnh
    3 . Nồi đun gia nhiệt sản phẩm đáy
    4 . Thiết bị trao đổi nhiệt giữa nhập liệu và sản phẩm đáy
    5 . Thiết gia nhiệt nhập liệu
    II. TÍNH BẢO ÔN CỦA THIẾT BỊ
    III . TÍNH TOÁN BƠM NHẬP LIỆU
    1 . Tính chiều cao bồn cao vị
    2 . Chọn bơm
    CHƯƠNG V : GIÁ THÀNH THIẾT BỊ
    I . TÍNH SƠ BỘ GIÁ THÀNH CỦA THIẾT BỊ
    II . KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO








     

    Các file đính kèm:

Đang tải...