Luận Văn Thiết kế sơ bộ mẫu tàu đánh cá lưới kéo theo mẫu truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Thiết kế sơ bộ mẫu tàu đánh cá lưới kéo theo mẫu truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . iii
    MỤC LỤC . iv
    Danh mục hình vi
    Danh mục bảng . viii
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 2
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY. 3
    1.3 MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 3
    1.3.1 Mục tiêu của đề tài . 3
    1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 4
    1.3.3. Nội dung nghiên cứu . 4
    1.4 GIỚI THIỆU VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN BẰNG LƯỚI KÉO . 4
    1.4.1 Giới thiệu 4
    1.4.2 Phân loại . 5
    1.4.3 Cấu tạo cơ bản 6
    1.4.4 Kỹ thuật khai thác 7
    Chương 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 8
    2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ TÀU 8
    v
    2.2 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC CỦA TÀU THIẾT KẾ 8
    2.2.1 Phương pháp thiết kế theo thống kê dựa theo tàu mẫu 9
    2.2.2 Phương pháp thiết kế truyền thống . 9
    2.2.3 Phương pháp thiết kế tối ưu 10
    2.2.4 Lựa chọn phương pháp thiết kế 10
    2.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG HÌNH . 11
    2.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU . 11
    2.4.1 Đặc điểm kết cấu 11
    2.4.2 Phương án thực hiện. 12
    2.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN TÍNH NĂNG TÀU
    THIẾT KẾ 12
    2.6. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG 13
    2.7. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ ĐỘNG LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ.
    13
    Chương 3: QUÁ TRÌNH TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ THEO TÀU MẪU . 14
    3.1 XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THƯ TÀU THIẾT KẾ. . 15
    3.1.1 Mục đích việc yêu cầu xây dựng nhiệm vụ thư . 15
    3.1.2 Nội dung nhệm vụ thư 15
    3.2 XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC TÀU THIẾT KẾ . 16
    3.2.1 Đặt vấn đề . 16
    3.2.2 Nội dung, phương pháp và đối tượng khảo sát 17
    vi
    3.2.3 Phân tích thống kê đội tàu đánh cá lưới kéo của tỉnh Quảng Ngãi . 18
    3.2.4 Tính chọn công suất máy chính . 31
    3.2.5 Kiểm tra sơ bộ tính ổn định và tính lắc 32
    3.2.6 Những thông số cơ bản của tàu thiết kế . 33
    3.3 XÂY DỰNG TUYẾN HÌNH TÀU THIẾT KẾ . 34
    3.3.1. Xử lý tuyến hình tàu khảo sát . 34
    3.4 THIẾT KẾ KẾT CẤU. . 38
    3.4.1 Xác định kích thước kết cấu tàu theo yêu cầu quy phạm 38
    3.5 THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG: . 45
    3.5.1 Bố trí chung 45
    3.5.2 Bố trí phía trên boong 46
    3.5.3 Bố trí dưới boong . 46
    3.6 HỆ ĐỘNG LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ . 48
    3.6.1 Hệ động lực 48
    3.6.2 Trang thiết bị 50
    3.7 TÍNH TRỌNG LƯỢNG, TRỌNG TÂM TÀU KHÔNG. 54
    3.8.PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN TÍNH NĂNG TÀU KHẢO SÁT. . 55
    3.8.1 Tính toán tính nổi . 56
    3.8.2 Tính toán ổn định cho tàu . 60
    3.8.3. Kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn thời tiết. . 76
    vii
    Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ . 84
    4.1.Kết Luận 84
    4.2 .Đề xuất ý kiến: . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    Phụ lục 87
    vi
    Danh mục hình
    Hình 1. 1: Cấu tạo và hình dạng lưới kéo khung . 6
    Hình 1. 2: Cấu tạo và hình dạng lưới kéo đơn . 7
    Hình 1. 3: Cấu tạo và hình dạng lưới kéo đôi 7
    Hình 3. 1: Quá trình thiết kế sơ bộ . 14
    Hình 3. 2: Đồ thị thống kê hàm L
    tk
    = f(L
    max
    ) tàu lưới kéo. 19
    Hình 3. 3: Đồ thị thống kê hàm B
    max
    = f(L
    max
    ) tàu lưới kéo. . 20
    Hình 3. 4: Đồ thị thống kê hàm B
    tk = f(B
    max
    ) tàu lưới kéo. . 21
    Hình 3. 5: Đồ thị thống kê hàm D = f(B
    max
    ) tàu lưới kéo. . 22
    Hình 3. 6: Đồ thị thống kê hàm T = f(D) tàu lưới kéo. 23
    Hình 3. 7: Đồ thị thống kê hàm Δ = f(L
    max
    ) tàu lưới kéo . 24
    Hình 3. 8: Đồ thị thống kê hàm C
    b
    = f(L
    tk/B
    tk
    ) lưới kéo. . 25
    Hình 3. 9: Đồ thị thống kê hàm C
    W
    = f(L
    tk/B
    tk
    ) lưới kéo . 26
    Hình 3. 10: Đồ thị tần số (Frequencies) của Lmax. . 29
    Hình 3. 11: Dựng các đường sườn dạng 2D trong phần mềm Autocad 34
    Hình 3. 12: Dạng 3D đường sườn trong Autocad. . 34
    Hình 3. 13: Khung sườn 3D của tàu khảo sát sau khi import vào Autoship. 35
    Hình 3. 14: Mô hình tàu tô bóng sau khi hoàn thiện . 36
    Hình 3. 15: Kết quả sau khi scale 36
    Hình 3. 16: Tàu hợp lý nhất. 37
    vii
    Hình 3. 17: Thông số tàu 37
    Hình 3. 18: Giao diện Autohydro 57
    Hình 3. 19: Hộp thoại Drafts của Hydrostatics . 57
    Hình 3. 20 : Đồ thị các yếu tố tính nổi của tàu thiết kế . 59
    Hình 3. 21: Đồ thị các hệ số hình dáng của tàu thiết kế . 60
    Hình 3. 22: Hộp thoại nhập các tải trọng và tọa độ trọng tâm 63
    Hình 3. 23: Trạng thái tải trọng trường hợp 1 . 64
    Hình 3. 24: Tàu ra ngư trường 100% nhiên liệu và 100% các dự trữ 66
    Hình 3. 25: Đồ thị ổn định tĩnh và động của tàu thiết kế ở trường hợp tải trọng 1 . 67
    Hình 3. 26: Tàu về bến 100% cá, 10% dự trữ và nhiên liệu 69
    Hình 3. 27: Đồ thị ổn định tĩnh và động của tàu thiết kế ở trường hợp tải trọng 2 70
    Hình 3. 28: Tàu về bến 20% cá, 70% dự trữ và 10% nhiên liệu 71
    Hình 3. 29: Đồ thị ổn định tĩnh và động của tàu thiết kế ở trường hợp tải trọng 3 73
    Hình 3. 30: Tàu ở ngư trường với 100% dự trữ, 25% dự trữ nhiên liệu, một mẻ cá và
    lưới ướt trên boong. . 74
    Hình 3. 31: Đồ thị ổn định tĩnh và động của tàu thiết kế ở trường hợp tải trọng . 75
    Hình 3. 32: Xác định mômen lật 77
    viii
    Danh mục bảng
    Bảng 3. 1: Danh sách tàu mẫu thống kê theo thông số hình học . 18
    Bảng 3. 2: Bảng hệ số tương quan giữa L
    tk
    và L
    max
    . 18
    Bảng 3. 3: Bảng hệ số tương quan giữa B
    max
    và L
    max
    20
    Bảng 3. 4: Bảng hệ số tương quan giữa B
    tk và B
    max
    21
    Bảng 3. 5: Bảng hệ số tương quan giữa D và Bmax
    22
    Bảng 3. 6: Bảng hệ số tương quan giữa T và D . 23
    Bảng 3. 7: Bảng hệ số tương quan giữa Δ và L
    max
    . 24
    Bảng 3. 8: Bảng hệ số tương quan giữa C
    b
    và tỉ lệ L
    tk/B
    tk
    . 25
    Bảng 3. 9: Bảng hệ số tương quan giữa C
    w
    và tỉ lệ L
    tk/B
    tk
    26
    Bảng 3. 10: Danh sách tàu mẫu lưới kéo đóng tại Quảng Ngãi . 27
    Bảng 3. 11:: Bảng tần số xuất hiện của tàu lưới kéo theo chiều dài L
    max
    28
    Bảng 3. 12: Bảng hệ số tương quan giữa N
    e
    và tỉ lệ L
    max
    32
    Bảng 3. 13- (Bảng A1): Diện tích tiết diện các cơ cấu (cm
    2
    ) 38
    Bảng 3. 14 -(Bảng A2): Quy cách sống dọc đáy, hông, mạn. 39
    Bảng 3. 15 : Quy cách đà ngang đáy. 40
    Bảng 3. 16- (Bảng A4): Diện tích mặt cắt ngang của sườn, cm
    2
    . 41
    Bảng 3. 17 -(Bảng A3): Diện tích thanh đỡ, đè đầu xà ngang boong 42
    Bảng 3. 18 - (Bảng A5): Diện tích mặt cắt ngang các kết cấu, cm
    2
    43
    Bảng 3. 19: Giá trị của hệ số k . 49
    ix
    Bảng 3. 20: Thiết bị neo . 51
    Bảng 3. 21: Định mức trang bị . 52
    Bảng 3. 22: Phương tiện tín hiệu . 53
    Bảng 3. 23: Trọng lượng trọng tâm tàu không 55
    Bảng 3. 24: Giá trị các yếu tố tính nổi được xuất ra từ môdun AutoHydo 58
    Bảng 3. 25: Các giá trị đồ thị tính nổi 59
    Bảng 3. 26: Trường hợp tải trọng nguy hiểm 1 . 61
    Bảng 3. 27: Trường hợp tải trọng nguy hiểm 2 . 61
    Bảng 3. 28: Trường hợp tải trọng nguy hiểm 3 . 62
    Bảng 3. 29: Trường hợp tải trọng nguy hiểm 4 . 62
    Bảng 3. 30: Bảng giá trị cánh tay đòn ổn định tĩnh và động ở trường hợp tải trọng 1 66
    Bảng 3. 31: Bảng kiểm tra điều kiện ổn định tàu thiết kế trong AutoHydro . 67
    Bảng 3. 32: Bảng giá trị cánh tay đòn ổn định tĩnh và động ở trường hợp tải trọng 2 69
    Bảng 3. 33: Bảng kiểm tra điều kiện ổn định của tàu thiết kế trong AutoHydro . 70
    Bảng 3. 34: Bảng giá trị cánh tay đòn ổn định tĩnh và động ở trường hợp tải trọng 3 72
    Bảng 3. 35: Bảng kiểm tra điều kiện ổn định của tàu thiết kế trong AutoHydro 72
    Bảng 3. 36: Bảng giá trị cánh tay đòn ổn định tĩnh và động ở trường hợp tải trọng 4 74
    Bảng 3. 37: Bảng kiểm tra điều kiện ổn định của tàu thiết kế trong AutoHydro 75
    Bảng 3. 38: Các tải trọng thành phần trong trường hợp 1 . 78
    Bảng 3. 39: Các tải trọng thành phần trong trường hợp 2 . 79
    x
    Bảng 3. 40: Các tải trọng thành phần trong trường hợp 3 . 79
    Bảng 3. 41: Các tải trọng thành phần trong trường hợp 4 . 79
    Bảng 3. 42: Bảng tính giá trị moomen nghiêng trong các trường hợp tải trọng. . 80
    Bảng 3. 43: Bảng tính các đại lượng và Y . 81
    Bảng 3. 44: Bảng giá trị hệ số K . 82
    Bảng 3. 45: Bảng tính hệ số an toàn K 83
    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Ở nước ta hiện nay, vi ệc thiết kế và đóng mới tàu thuyền, đặc biệt các loại tàu
    đánh cá thì chủ yếu được làm theo phương pháp truyền thống, nghĩa là dựa vào tàu mẫu
    là chủ yếu. Các tàu này nhìn chung c ũng đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng và khai
    thác. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần dựa vào những kinh nghiệm dân gian thông qua các tàu
    mẫu thì những con tàu mới được tạo ra sẽ không tốt hơn và ngày càng hoàn thiện hơn
    được, điều này không thể đáp ứng được những yêu cầu trong sự phát triển của cuộc
    sống. Để tạo ra được những con tàu ngày càng tốt hơn và hoàn thiện hơn, đó là một
    bài toán mà lời giải phải bắt đầu từ khâu thiết kế. Nhất thiết ta phải tìm ra được
    những phương pháp thiết kế mới, có tính khoa học cả về mặt lý thuyết cũng như
    trong thực tế, đó mới là chìa khóa để tìm ra lời giải cuối cùng cho bài toán trên.
    Như vậy, để xây dựng được những phương pháp thiết kế mới, ta phải kết hợp giữa lý
    thuyết và thực tiễn. Đó là sự kết hợp giữa khoa học và những kinh nghiệm dân gian.
    Đề tài: “Thiết kế sơ bộ mẫu tàu đánh cá lưới kéo theo mẫu truyền thống của tỉnh
    Quảng Ngãi” là sự lựa chọn của tôi để thực hiện sự kết hợp nói trên, để thiết kế ra một
    con tàu phù hợp và an toàn cho những ngư dân ngày đêm hoạt động trên biển.
    Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cám ơn Thầy Trần Gia Thái,
    các Thầy bộ môn trong Khoa cũng như trong Nhà trường và các bạn sinh viên đã giúp
    đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài này


    Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
    Như chúng ta đã biết, khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã
    và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.
    Đối với ngành khai thác thủy sản thì việc phát triển đội tàu khai thác là một trong
    những yêu cầu hàng đầu. Hiện nay việc đóng mới tàu cá ở nước ta được tổ chức đều khắp
    các địa phương có nghề cá. Các loại tàu đánh cá vỏ gỗ chủ yếu được được đóng theo kinh
    nghiệm dân gian, nên hầu như không tính toán hoặc thiết kế mà đóng theo mẫu của từng
    địa phương, phụ thuộc vào kinh nghiệm và sở thích của ngư dân cùng với trang thiết bị
    khai thác, an toàn trên tàu rất đơn giản dựa vào sức người là chính. Sau khi đóng xong
    mới bắt đầu lập hồ sơ thiết kế dưới dạng hồ sơ hoàn công nhằm hợp thức hóa việc đưa
    tàu vào hoạt động hơn là kiểm tra đánh giá tính năng hoạt động của tàu.
    Với chiến lược phát triển biển hiện nay chúng ta đang dần xóa bỏ các tàu cá ven bờ cỡ
    nhỏ và phát triển đội tàu cá cỡ lớn, đội tàu này không chỉ đáp ứng được yêu cầu khai
    thác xa bờ mà còn vì vấn đề an ninh quốc phòng trên biển.
    Những kinh nghiệm dân gian trong ngành đóng tàu nói chung, đặc biệt là đối với
    tàu đánh cá nói riêng được đúc kết từ lâu đời mà ngày nay gần như đã trở thành một
    tiêu chuẩn tương đối hoàn chỉnh, với tiêu chuẩn này con tàu được tạo ra sẽ đảm bảo hoạt
    động được và có hi ệu quả.
    Tuy kinh nghi ệm dân gian trên thực tế là đúng và rất hay nhưng nó còn nhược
    điểm là thiếu cơ sở khoa học.
    Với yêu cầu thực tế trên tôi đã chọn và thực hiện đề tài “Thiết kế sơ bộ mẫu tàu đánh
    cá lưới kéo theo mẫu truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi” nhằm xây dựng mẫu tàu theo
    mẫu truyền thống dựa theo kinh nghiệm dân gian kết hợp với các phương pháp thiết kế
    hiện đại để tạo ra một con tàu đánh bắt phù hợp, trên cơ sở đảm bảo được mức độ an
    toàn, khả năng chịu đựng sóng gió và hiệu quả khai thác theo nghề. Đối tượng nghiên
    cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tàu đánh cá lưới kéo vỏ gỗ có chiều dài thiết kế
    dưới 20m của tỉnh Quảng Ngãi.
    3
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HIỆN NAY.
    Ngành thủy sản các nước trên thế giới đã phát triển rất mạnh, với các tàu cá đều được
    đóng hàng loạt theo những mẫu đã được tính toán thử nghiệm kỹ lưỡng và thường được
    làm bằng vật liệu thép và Composite, chỉ một số ít làm bằng gỗ. Cho nên họ đã có những
    mẫu tàu có tính năng tốt và trang bị hiện đại. Tuy nhiên ở nước ta, do có sự khác biệt về
    điều kiện tự nhiên, đặc điểm ngư trường, trình độ sử dụng, cùng với các điều kiện cơ bản
    về kinh tế - kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên không thể áp dụng hiệu quả các mẫu tàu hoặc
    công nghệ đánh bắt hiện đại của các nước.
    Trong khi đó thì thực tế tàu cá nước ta được đóng dựa vào kinh nghiệm không có mẫu
    chuẩn và việc thiết kế từ đường hình, kết cấu, bố trí chung, cho đến trang thiết bị đảm
    bảo an toàn cho tàu, và việc kiểm tra tính năng đặc biệt là tính ổn định chỉ dựa vào hồ sơ
    hoàn công nên thiếu chính xác, chỉ mang tính hình thức.
    Từ trình bày như trên có thể nhận thấy, vấn đề thiết kế sơ bộ các mẫu tàu vỏ gỗ truyền
    thống hoạt động an toàn trên các vùng biển xa bờ của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng
    Ngãi nói riêng đang rất cấp thiết, có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng cần quan tâm và
    giải quyết.
    1.3 MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    1.3.1 Mục tiêu của đề tài
     Nghiên cứu xác định hợp lý các đặc điểm hình học của tàu đánh cá lưới kéo của tỉnh
    Quảng Ngãi trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động an toàn, phù hợp với thực tế và
    tăng hiệu quả đánh bắt trong điều kiện khai thác cụ thể.
     Nghiên cứu thiết kế đường hình, kết cấu, bố trí chung, trang thiết bị tàu cá lưới kéo
    vỏ gỗ truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở đảm bảo mức độ an toàn, phù hợp
    với thực tế và nâng cao hiệu quả khai thác tàu cá tỉnh Quảng Ngãi.
     Đánh giá, kiểm tra tính năng của tàu mẫu trên cơ sở đảm bảo mức độ an toàn và nâng
    cao hiệu quả khai thác tàu cá tỉnh Quảng Ngãi.
    4
    1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
     Khảo sát, thu thập số liệu các đặc điểm hình học của các mẫu tàu đánh cá lưới kéo
    thực tế, kết hợp với lý thuyết xác suất thống kê để làm cơ sở cho việc phân tích xác
    định hợp lý đặc điểm hình học tàu thiết kế.
     Khảo sát, đo đạc để xây dựng và điều chỉnh hợp lý đường hình, kết cấu, bố trí chung,
    trang thiết bị của các mẫu tàu đánh cá lưới kéo theo “Quy phạm phân cấp và đóng
    tàu cá biển cỡ nhỏ” TCVN7111:2002
     Sử dụng các phần mềm trong việc thiết kế và kiểm tra tính năng, tăng độ chính xác
    cho kết quả nghiên cứu.
    1.3.3. Nội dung nghiên cứu
    Với đề tài nghiên cứu và phương pháp giải quyết đã được nêu trên thì đề tài bao gồm
    những nội dung được thể hiện qua các chương như sau:
    Chương 1: Đặt vấn đề
    Chương 2: Xây dựng phương án thiết kế
    Chương 3: Quá trình tính toán, thiết kế
    Chương 4: Thảo luận kết quả
    1.4 GIỚI THIỆU VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN BẰNG LƯỚI KÉO
    1.4.1 Giới thiệu
    Lưới kéo là một trong những ngư cụ quan trọng nhất trong nghề khai thác hải sản, nó
    có thể đánh bắt ở mọi vùng nước, tầng nước, đối tượng đánh bắt đa dạng và thường đạt
    hiệu quả cao. Hiện nay ở Việt Nam, nghề lưới kéo cũng có những vị trí quan trọng vì sản
    lượng khai thác hàng năm của nghề này chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác cá
    biển, số lượng tàu thuyền của nghề lưới kéo chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp
    máy của cả nước.
    5
    Lưới kéo là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước lấy cá. Lưới có dạng
    như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền thông qua hệ thống dây
    cáp kéo.
    1.4.2 Phân loại
    Lưới kéo sử dụng để khai thác hải sản rất đa dạng, thường được phân loại như sau:
     Theo đối tượng đánh bắt có lưới kéo tôm, lưới kéo cá
     Theo cách thức mở của miệng lưới có lưới kéo ván, lưới kéo khung
     Theo vị trí làm việc có lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng đáy.
     Theo số lượng tàu kéo có lưới kéo đơn, lưới kéo đôi.
     Theo loại tàu thuyền kéo lưới kéo thủ công, lưới kéo cơ giới.
     Lưới kéo tầng gữa là loại lưới kéo được sử dụng để khai thác các loại hải sản ở tầng trên
    như cá ngừ, cá trích, cá nục lưới kéo tầng giữa được phân biệt với các loại lưới kéo
    khác nhờ các đặc điểm đặc trưng như: áo lưới có dạng đối xứng, có thể điều chỉnh độ sâu
    làm việc của lưới phù hợp với độ sâu di chuyển của đàn cá Lưới kéo tầng giữa đã được
    đánh bắt thử nghiệm ở vùng biển Việt Nam nhưng hiệu quả khai thác thấp nên chưa được
    sử dụng rộng rãi để đánh bắt hải sản.
     Lưới kéo tầng đáy được sử dụng phổ biến để đánh bắt các loài hải sản sống ở tầng đáy và
    gần như cá bơn, cá lượng, mực
     Lưới kéo khung là kiểu lưới đáy sơ khai và cổ điển nhất. Đặc điểm khác biệt của lưới kéo
    khung so với các loại lưới kéo khác là áo lưới không có cánh lưới, miệng lưới được mở
    cố định bởi sào (khung) cứng gắn vào miệng lưới. Đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới
    khung là các loài tôm và các loài hải sản khác sống sát đáy. Lưới kéo khung thường được
    sử dụng trên các thuyền thủ công hoặc trên các tàu lắp máy công suất nhỏ.
     Lưới kéo đơn tầng đáy có áo lưới dạng hình túi, gồm: cánh lưới, thân lưới, túi lưới.
    Miệng lưới được mở ngang nhờ hai ván lưới và mở đứng nhờ có giềng phao và giềng chì.
    Đối tượng đánh bắt khá đa dạng, gồm các loài tôm cá, tôm, cua, mực sống sát đáy và
    gần đáy
     Lưới kéo đôi tầng đáy có kết cấu áo lưới tương tự lưới kéo đơn tầng đáy. Miệng lưới mở
    6
    theo chiều ngang nhờ hai tàu kéo và mở theo chiều đứng nhờ hệ thống phao trên có giềng
    phao và giềng chì. Ưu điểm nổi bật của lưới kéo đôi có thể tăng cường được sức kéo, hệ
    thống trang bị ngư cụ đơn giản. Đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới kéo đôi tầng đáy
    cũng giống như lưới kéo đơn.
    1.4.3 Cấu tạo cơ bản
    Lưới kéo tầng đáy thường có cấu tạo gồm các thành phần chủ yếu là: cánh lưới, thân
    lưới và túi lưới.
    Kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới từng phần của lưới kéo được thay đổi tùy theo vị
    trí và tác dụng của lưới. Nhìn chung, kích thước mắt lưới thường giảm dần từ cánh đến
    túi, còn độ thô chỉ lưới giảm dần từ cánh đến cuối thân và tăng lên ở phần túi lưới.
    Cấu tạo và hình dạng cơ bản của một số loại lưới kéo được thể hiện ở hình 1, hình 2 và
    hình 3 bên dưới.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS. Trần Gia Thái. “ Thiết kế tàu thủy ”, “ Sức bền thân tàu ”, “ Kết cấu thân
    tàu ”, “ Lý thuyết tàu thủy ”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    2. PGS.TS. Trần Gia Thái. “ Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển
    công nghệ - Chuyên đề 1” Trường Đại Học Nha Trang.
    3. PGS.TS. Trần Gia Thái. “ Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển
    công nghệ - Chuyên đề 3” Trường Đại Học Nha Trang.
    4. Đăng Kiểm Việt Nam(2002), “Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ”,
    TCVN 7111:2002
    5. PGS.TS. Trần Gia Thái. “Hướng dẫn sử dụng phần mềm AUTOSHIP” Đại Học Nha
    Trang 2010
    6. PGS.TS. Trần Gia Thái. “ Tự động hóa thiết kế và tính toán tính năng tàu thủy”
    Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    7. Trần Công Nghị, “Lý thuyết tàu” Tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
    Minh.
    8. Hồ Quang Long, “Sổ tay thiết kế tàu thủy”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
    9. Trần Công Nghị, “Thiết kế tàu thủy”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
    Minh.
    10. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi “Cơ sở dữ liệu tàu cá Quảng
    Ngãi”, “Báo cáo thông tin cho hội nghị khoa học kinh tế biển 2011”
    11. Một số luận văn tốt nghiệp của anh chị khóa trên và nguồn tài nguyên trên Internet.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...